Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới
Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Bệnh nhiễm trùng máu nguy hiểm nếu không phát hiện sớm

Kinhtedothi - Nhiễm trùng máu là căn bệnh nguy hiểm, nếu không phát hiện và điều trị kịp thời sẽ dẫn đến nguy cơ tử vong cao.
Tại Hội thảo Cập nhật các thăm dò cận lâm sàng mới trong chẩn đoán và điều trị bệnh, PGS. TS Lê Văn Phủng - Nguyên Viện trưởng Viện Kiểm định vaccine và sinh phẩm y tế; Hội đồng cố vấn chuyên môn Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC cho biết, nhiễm trùng hiện là loại bệnh có tỷ lệ mắc đứng đầu trong các mặt bệnh ở nước ta, mặc dù các bệnh không lây nhiễm như tim mạch, tiểu đường, rối loạn chuyển hóa, ung thư,… đang tăng lên nhanh chóng. 
 Bác sĩ tư vấn về bệnh nhiễm trùng cho bệnh nhân.
Hội chứng nhiễm trùng biểu hiện đa dạng, gặp ở tất cả các cơ quan như nhiễm trùng đường hô hấp (hô hấp trên: viêm họng, viêm thanh quản, viêm xoang; hô hấp dưới: viêm phế quản và tiểu phế quản, viêm phổi,...), nhiễm trùng đường tiêu hóa (viêm miệng, viêm thực quản, viêm dạ dày,..), nhiễm trùng đường tiết niệu (viêm bàng quang, viêm thận, bể thận), nhiễm trùng đường sinh dục (giang mai, lậu, sùi mào gà), nhiễm trùng đường máu, nhiễm trùng da, niêm mạc,…

Nhiễm trùng máu là căn bệnh nguy hiểm, nếu không phát hiện và điều trị kịp thời sẽ dẫn đến nguy cơ tử vong cao.

PGS. TS Lê Văn Phủng cảnh báo, hàng năm, mọi người dân đều có thể bị nhiễm trùng từ một đến nhiều lần ở một hoặc nhiều cơ quan nào đó. Những dấu hiệu nhiễm trùng vi khuẩn và virus thường biểu hiện như ho và hắt hơi, sốt, viêm, nôn mửa, tiêu chảy, mệt mỏi và chuột rút. Tất cả các phản ứng trên là cách mà hệ thống miễn dịch cố gắng loại bỏ sinh vật gây bệnh.

Tuy nhiên, bệnh nhiễm trùng do vi khuẩn và virus không giống nhau ở nhiều khía cạnh quan trọng khác, hầu hết trong số đó là do sự khác biệt về cấu trúc của sinh vật và cách chúng phản ứng với thuốc.

PGS. TS Lê Văn Phủng cho biết: “Tất cả các trường hợp nhiễm trùng đều cần làm xét nghiệm Vi sinh. Xét nghiệm này đóng vai trò quan trọng trong chẩn đoán, tiên lượng bệnh, từ đó giúp thầy thuốc có hướng xử trí, điều trị hay đưa ra lời khuyên phòng bệnh tốt nhất cho người bệnh”.

PGS Phủng sẽ chia sẻ các trường hợp cần chỉ định xét nghiệm vi sinh bằng phương pháp soi, nuôi cấy, sinh học phân tử hay miễn dịch. Đồng thời phân tích những ưu điểm của mỗi phương pháp mang lại, đặc biệt là nhóm sinh học phân tử hiện là kỹ thuật hiện đại nhất trong các phương pháp trong giai đoạn hiện nay.
Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

CẢM NHẬN CỦA BẠN VỀ BÀI VIẾT NÀY

  • Rất hay
  • Thích
  • Giải trí
  • Cần cải thiện

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Sau khi ăn tiết canh, nam thanh niên nguy kịch tính mạng

Sau khi ăn tiết canh, nam thanh niên nguy kịch tính mạng

03 Jul, 11:36 AM

Kinhtedothi - Ngày 3/7, Bệnh viện (BV) Bệnh Nhiệt đới T.Ư thông tin, khoa Cấp cứu của BV đang điều trị cho một bệnh nhân nam (30 tuổi, trú tại Hải Phòng) trong tình trạng nguy kịch nghi do nhiễm vi khuẩn liên cầu lợn sau khi ăn tiết canh.

Bộ Y tế quy định 5 điểm mới về kê đơn thuốc 

Bộ Y tế quy định 5 điểm mới về kê đơn thuốc 

02 Jul, 03:59 PM

Kinhtedothi - Thông tư số 26/2025/TT-BYT do Bộ Y tế ban hành quy định về đơn thuốc và việc kê đơn thuốc hóa dược, sinh phẩm trong điều trị ngoại trú tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có 5 điểm mới.

Bệnh nhân tai nạn giao thông chết não, hiến tạng hồi sinh 5 người bệnh

Bệnh nhân tai nạn giao thông chết não, hiến tạng hồi sinh 5 người bệnh

02 Jul, 11:31 AM

Kinhtedothi - Ngày 2/7, theo thông tin từ Bệnh viện E, đơn vị triển khai thành công lấy đa tạng từ người cho chết não, để hồi sinh sự sống cho 3 người bệnh và đem lại ánh sáng cho 2 người bệnh khác. Đây là lần thứ 2 Bệnh viện triển khai thành công kỹ thuật lấy đa tạng gồm tim, gan và giác mạc từ người cho chết não.

Tin mới
VIDEO
Tin Tài Trợ