Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới

“Bí mật” về nhà hầm D67 và Dinh Độc Lập

Lại Tấn
Chia sẻ Zalo

Kinhtedothi - Sáng 25/4, tại khu di sản Hoàng thành Thăng Long, Trung tâm Bảo tồn Di sản Thăng Long – Hà Nội diễn ra nhiều hoạt động trưng bày, triển lãm nhân dịp kỷ niệm 44 năm ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước và ngày quốc tế Lao động 1/5.

Trong đó, triển lãm “Mùa xuân 1975: Từ Tổng Hành dinh đến Dinh Độc Lập” giới thiệu 150 hình ảnh, tài liệu, hiện vật nhằm ôn lại truyền thống lịch sử tự hào của quân dân ta trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước. Đồng thời, triển lãm giới thiệu với công chúng về hai di tích tiêu biểu, nơi từng là “bộ não” chỉ huy quan trong nhất trong giai đoạn 1968 – 1975 là Tổng Hành dinh Quân đội Nhân dân Việt Nam (Nhà và Hầm D67) và Dinh Độc Lập.
Trung Tướng Trần Quang Khánh kể lại về cuộc họp của Quân ủy T.Ư kiểm tra diễn biến tác chiến các mũi tiến công trong chiến dịch Hồ Chí Minh.
Triển lãm “Mùa xuân 1975: Từ Tổng Hành dinh đến Dinh Đốc Lập” chia làm 3 chủ đề chính: Di tích Nhà, Hầm D67 – Dinh Độc Lập; Mùa xuân 1975: Từ Tổng Hành dinh đến Dinh Độc Lập; Hòa Chung niềm vui chiến thắng tại Sài Gòn và Thủ đô Hà Nội vào thời khắc lịch sử ngày 30/4/1975.
Ngoài ra, Trung tâm bảo tồn Di sản Thăng Long – Hà Nội còn tổ chức Triển lãm “Nghi thức ban thưởng trong kỳ thi Đình thời Lê tại Hoàng thành Thăng Long”. Triển lãm trưng bày, giới thiệu một số hiện vật phục chế liên quan đến thi cử nó chung và thi Đình nói riêng như: Lầu chõng của thí sinh đi thi; Bảng đề danh người đỗ kỳ thi Đình; Lọng dùng trong lễ vinh quy; Biển vinh quy; Bút lông, nghiên mực, giá treo bút…
Đặc biệt, triển lãm còn giới thiệu bộ cáng cổ được các Ngọc Tự - Cung Tần trong Hoàng cung thời Lê, do gia đình cụ Nguyễn Duy Oánh (xã Dị Nậu, Thạch Thất, Hà Nội) lưu giữ. Võng cáng là loại phương tiện dùng cho các bậc quyền quý, có thể giúp người xem hình dung về một phương tiện tương tự dùng trong nghi lễ vinh quý bái tổ, gợi nhớ hình ảnh quen thuộc “võng anh đi trước võng nàng theo sau”.
Hoc sinh tìm hiểu kiến thức về ''Nghi thức'' ban thưởng trong kỳ thi Đình thời Lê tại Hoàng thành Thăng Long.
Ngoài ra, nhân dịp nghỉ lễ 30/4 và 1/5, Trung tâm Bảo tồn Di sản Thăng Long – Hà Nội còn tổ chức nhiều hoạt động văn hóa nghệ thuật truyền thống và giáo dụ di sản như: Khu vui chơi, tương tác và phòng khám phá “Em làm khảo cổ” tại khu di tích 18 Hoàng Diệu (mở cửa tự do). Đồng thời, trong 2 ngày 30/4 và 1/5, trong 2 khung giờ là 10 giờ và 15 giờ sẽ có hoạt động biểu diễn múa rối nước.