Bí quyết giảm triệu chứng tiêu chảy vào mùa hè

Hải Đường (tổng hợp)
Chia sẻ Zalo

Kinhtedothi - Gừng, trà xanh, củ nghệ... là những nguyên liệu đơn giản dễ kiếm có khả năng làm giảm ngay triệu chứng tiêu chảy trong mùa hè nắng gắt hiệu quả.

Nguyên nhân, triệu chứng của tiêu chảy

Bí quyết giảm triệu chứng tiêu chảy vào mùa hè - Ảnh 1

Ảnh minh họa. Nguồn ảnh: Internet

Khi bạn bị tiêu chảy phân của bạn sẽ lỏng hay sền sệt. Tiêu chảy là bệnh phổ biến và không gây ra bất kỳ vấn đề gì nghiêm trọng. Bệnh này thường kéo dài trong một vài ngày và có thể điều trị bằng thuốc trị tiêu chảy theo quy định.

Các triệu chứng của bệnh như bụng bị đầy hơi, đau bụng, đi tiêu lỏng và nhiều lần, bạn có cảm giác muốn đi vào nhà vệ sinh khẩn cấp, thậm chí là buồn nôn và ói mửa. Khi tình trạng tiêu chảy trở nên nghiêm trọng, phân sẽ có chất nhầy, các loại thực phẩm không được tiêu hóa hết, thậm chí là đi ra máu, giảm cân và bị sốt.

Nếu bạn đi đại tiện nhiều hơn ba lần một ngày và không uống đủ nước, bạn sẽ bị mất nước dẫn đến những biến chứng nghiêm trọng.

Tiêu chảy thường do virut gây ra. Nguyên nhân chính là do dị ứng thực phẩm, lạm dụng rượu, bệnh tiểu đường, nhiễm trùng do vi khuẩn, lạm dụng thuốc nhuận tràng, tác dụng phụ của thuốc, cường giáp, xạ trị, ung thư, phẫu thuật hệ thống tiêu hóa, hay những rối loạn trong việc hấp thụ chất dinh dưỡng.

Bệnh tiêu chảy có thể biến mất sau một vài ngày. Tuy nhiên, nếu bạn thấy dấu hiệu và triệu chứng như ra máu, phân có màu đen, sốt cao kéo dài hơn 24 giờ, ói mửa thường xuyên, buồn nôn, đau bụng dữ dội, nước tiểu sẫm màu, đau đầu, tim đập nhanh, da khô, dễ bị kích thích hay có sự rối loạn nghiêm trọng hơn bạn nên đi khám bác sĩ ngay lập tức.

Nếu bị tiêu chảy nhẹ, bạn không cần phải làm gì. Tuy nhiên, sự khó chịu của bệnh này sẽ biến mất nhanh hơn khi uống thuốc trị tiêu chảy hoặc có các biện pháp điều trị tiêu chảy tại nhà một cách tự nhiên.

Những biện pháp điều trị tiêu chảy hiệu quả tại nhà bằng những mẹo dân gian 

Giấm táo

Giấm táo sở hữu đặc tính kháng khuẩn có khả năng tiêu diệt vi khuẩn E.coli. Vi khuẩn này gây ra ngộ độc thực phẩm, do đó gây tiêu chảy.

Cách làm: Trong một cốc nước ấm, thêm hai muỗng cà phê giấm táo, một muỗng cà phê mật ong cho hương vị và uống nó. Uống hai lần một ngày.

Gừng

Gừng là một phương thuốc tự nhiên tại nhà để điều trị tiêu chảy. Nó rất giàu chất phytochemical làm giảm co thắt dạ dày.

Gừng hoạt động bằng cách thay đổi co thắt cơ ở đường tiêu hóa dưới, chống nhiễm trùng trong ruột, ngăn ngừa ớn lạnh liên quan đến tiêu chảy và điều trị loét và trào ngược axit.

Cách làm: Trộn hai muỗng cà phê nước gừng tươi với một muỗng cà phê mật ong và tiêu thụ nó.  

Nước dừa

Tiêu chảy làm cho cơ thể bạn bị mất nước có nghĩa là bạn có thể bị mất chất điện giải.

Nước dừa chứa các chất điện giải như kali và natri thay thế các chất điện giải bị mất trong cơ thể.

Cách làm: Uống một ly nước dừa hai lần một ngày để điều trị tiêu chảy.

Nước chanh

Nếu tiêu chảy được gây ra do nhiễm trùng, vi khuẩn, virus, ký sinh trùng hoặc nấm, uống một lượng nước chanh vừa phải pha trong nước sẽ có tác dụng.

Nước chanh có đặc tính kháng khuẩn và vitamin C sẽ kích thích và tăng cường đáp ứng miễn dịch của bạn.

Cách làm: Vắt nước cốt của nửa quả chanh vào ly nước. Thêm một chút muối và uống nó ba lần một ngày.

Nước thì là

Hạt thì là có đặc tính chống viêm và sát trùng có thể tiêu diệt các chủng vi khuẩn và ký sinh trùng có hại trong ruột.

Một nghiên cứu cho thấy chiết xuất hạt cây thì là có thể chữa các triệu chứng tiêu chảy.

Cách làm: Đun sôi một cốc nước và thêm một muỗng cà phê hạt thì là. Đun nhỏ lửa trong vài phút và lọc nó. Uống nước ba lần một ngày.

Củ nghệ

Củ nghệ có chứa các đặc tính kháng khuẩn, chống viêm, kháng sinh và kháng khuẩn sẽ giúp chữa tiêu chảy nhẹ.

Ngoài ra, các hợp chất thiết yếu trong củ nghệ sẽ giúp hệ tiêu hóa khỏe mạnh và nhu động ruột trơn tru.

Cách làm: Thêm một nửa muỗng cà phê bột nghệ vào một cốc nước ấm. Uống hai lần một ngày.

Trà xanh

Bí quyết giảm triệu chứng tiêu chảy vào mùa hè - Ảnh 2

Ảnh minh họa. Nguồn ảnh: Internet

Trà xanh có chứa catechin ức chế ảnh hưởng của nhiễm trùng Helicobacter pylori.

Những catechin này làm cho trà xanh có hiệu quả trong việc điều trị bất kỳ loại tiêu chảy nào.

Cách làm: Ngâm một muỗng cà phê lá trà xanh trong một cốc nước nóng trong 7 phút. Lọc và uống nó hai lần một ngày.

Bạc hà

Bạc hà chứa một hợp chất hoạt động được gọi là tinh dầu bạc hà có thể giúp làm giảm các triệu chứng tiêu chảy.

Một nghiên cứu cho thấy dầu bạc hà có hiệu quả trong việc giảm đau dạ dày liên quan đến tiêu chảy.

Cách làm: Thêm một vài lá bạc hà khô vào 1 cốc nước sôi trong 10 phút rồi tiêu thụ.

Tin đọc nhiều

Kinh tế đô thị cuối tuần