KTĐT - Nước mắm muốn nhạt phải thêm nước lọc. Nước tương phải thêm nước sôi (loãng quá thì cho thêm thính gạo, thính đậu tương).
Tùy món mà làm nước chấm, nhưng phải pha đúng trình tự.
- Nước mắm muốn nhạt phải thêm nước lọc. Nước tương phải thêm nước sôi (loãng quá thì cho thêm thính gạo, thính đậu tương).
- Nước mắm chanh - ớt (chấm rau muống, thịt lợn luộc, cá rán...) nên ngâm ớt vào nước cốt chanh 15 phút mới đổ nước mắm ngon vào (mắm mặn thì thêm nước lọc, đường).
- Mắm tôm (chấm chả cá, thịt chó, đậu phụ rán...) nên cho đường, nước cốt chanh, mắm tôm đánh nổi bọt thì cho ớt tươi thái nhỏ vào (mắm tôm mặn thì thêm nước sôi rồi đun sôi lên sẽ an toàn)
- Nước chấm đủ vị chua – cay – mặn – ngọt (chấm nem rán, chả nướng, bánh tôm, bún bò khô...), vị chua dịu, hơi ngọt, không mặn quá. Nên băm nhỏ tỏi, ớt ngâm dấm 30 phút mới hòa nước lọc, đường, nước mắm vào (1 bát con nước chấm pha 30g dấm, 30g đường, 30g nước mắm, 100g nước lọc, tỏi ớt vừa đủ).
- Nước sốt chấm các món bao bột rán ngoài chua – cay – mặn – ngọt, phải giảm nước (còn 50g nước lọc, vị phải đậm hơn để đun sôi mùi vị sẽ vừa), rồi hòa bột đao đun sôi là thành nước chấm.