70 năm giải phóng Thủ đô

Bí quyết rửa trái cây và rau củ quả đúng cách

Chia sẻ Zalo

Kinhtedothi - Rửa trái cây đúng cách để đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm không phải là chuyện đơn giản với các bà, các mẹ. Đối với những loại trái cây khác nhau cũng cần có những mẹo riêng cho từng loại.

Các chuyên gia về rau khuyến cáo, nếu không rửa đúng cách, rau bẩn vẫn hoàn bẩn. Bạn đừng nghĩ sản phẩm tươi là an toàn, không chứa các mầm bệnh. Sự thực thì ngược lại, các sản phẩm hoa quả, trái cây dù tươi đến đâu cũng vẫn có thể mang mầm bệnh.
Sử dụng nước máy sạch để rửa. Ảnh minh họa. Nguồn internet.
Sử dụng nước máy sạch để rửa. Ảnh minh họa. Nguồn internet.
Sử dụng nước máy sạch để rửa.

Đối với các sản phẩm có bề mặt vỏ ngoài cứng cáp như là cà rốt, khoai tây, dưa hấu, bí thì có thể dùng bàn chải cọ rửa.

Luôn luôn rửa trái cây trước khi ăn ngay cả đối với những loại không ăn vỏ chẳng hạn như bí, dưa hấu, cam. Vi khuẩn trên bề mặt bên ngoài có thể sẽ bị dính vào phần ruột ở bên trong khi chúng ta cắt hoặc lột vỏ.

Loại bỏ các lá xung quanh hoặc là các lá bên ngoài đối với các loại rau lá và rửa sản phẩm cẩn thận bằng nước sinh hoạt đảm bảo các chất bẩn đã được rửa sạch.

Có nên dùng muối hay dấm để rửa rau và trái cây?

Các nghiên cứu chỉ ra rằng đối với việc rửa sạch rau và trái cây , so với nước sinh hoạt (nước mày dùng để uống được) thì dấm không có tác dụng bằng, thậm chí còn để lại các chất tồn dư khác trên sản phẩm. Vì vậy, mà chỉ cần sử dụng một lượng nước sinh hoạt (nước máy uống được) vừa đủ để rửa bẩn và vi khuẩn bám dính trên đó. Đối với các loại rau rậm rạp như là súp lơ thì chúng ta có thể ngâm chúng vào nước muối trước khi rửa đề phòng trường hợp là có côn trùng trong các kẽ. 

Để khỏi giảm lượng vitamin, cần rửa trái cây nhanh. Sau khi rửa, chúng mất khả năng giữ được lâu vì phần vỏ ngoài đã bị tổn thương. Vì vậy, trái cây sau khi rửa không nên để lâu. Để không mất các chất bổ, khi gọt cần sử dụng dao bằng thép không gỉ.