Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới
Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

BIDV khẳng định vị thế

Kinhtedothi - Tổng kết năm 2016, Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) đã đạt được những kết quả khả quan trên nhiều mặt hoạt động, giữ vững vị thế, thị phần trong toàn ngành.
Lợi nhuận cao đi kèm kiểm soát nợ xấu
 So với năm 2015, tổng tài sản của BIDV tăng trưởng 175%, đạt 1.007.335 tỷ đồng. Với lượng tổng tài sản trên, BIDV chiếm gần 14% tổng tài sản toàn ngành ngân hàng. Tổng quy mô tín dụng và đầu tư đạt trên 935.600 tỷ đồng, trong đó dư nợ tín dụng tổ chức kinh tế và cá nhân đạt trên 758.000 tỷ đồng, tăng trưởng 17,85% so với năm 2015.
 Nguồn vốn huy động đạt trên 938.780 tỷ đồng, đảm bảo đáp ứng nhu cầu sử dụng vốn, trong đó huy động vốn tổ chức kinh tế và cá nhân đạt 795.733 tỷ đồng, tăng 20,45% so với năm 2015. Cơ cấu tín dụng chuyển dịch tích cực, đảm bảo an toàn theo hướng tập trung vào phân khúc khách hàng bán lẻ với dư nợ đạt 185.215 tỷ đồng, tăng trưởng 31,8%. Nhờ tín dụng khởi sắc, lợi nhuận trước thuế của BIDV tăng trưởng hơn 7%, đạt 7.507 tỷ đồng và là một trong những đơn vị hàng đầu nộp ngân sách.

Giao dịch tại Chi nhánh BIDV Thanh Xuân.       Ảnh: Phạm Hùng

BIDV cũng là ngân hàng mạnh tay trong triển khai quyết liệt, đồng bộ các biện pháp xử lý nợ xấu, với tỷ lệ nợ xấu đến hết năm 2016 là 1,47%. Kết quả này càng được đánh giá và ghi nhận hơn trong điều kiện khó khăn do phải trích lập dự phòng rủi ro cho trái phiếu VAMC và phân loại nợ theo quy định quá trình tái cơ cấu, xử lý nợ xấu theo chủ trương của ngành ngân hàng. Đáng chú ý, năm 2016, Công ty Chứng khoán BIDV (BSC) đã giữ vị trí top 10 với thị phần môi giới cổ phiếu và top 3 môi giới trái phiếu. Công ty Bảo hiểm BIDV (BIC) lọt vào top 8 công ty bảo hiểm dẫn đầu thị phần, top 5 bảo hiểm có tỷ suất sinh lời cao nhất thị trường...
 Trên lĩnh vực kinh doanh đối ngoại, BIDV đã tăng cường quảng bá xúc tiến đầu tư thương mại sang các thị trường tiềm năng với điểm nhấn là khai trương Văn phòng đại diện tại Liên bang Nga, Chi nhánh BIDV Yangon tại Myanmar..., đạt được những bước tiến quan trọng trong việc thâm nhập và kết nối với thị trường Đài Loan (Trung Quốc), Nhật Bản.
Tiên phong hỗ trợ doanh nghiệp
 Trong điều kiện diễn biến kinh tế trong và ngoài nước biến động, môi trường kinh doanh còn khó khăn nhưng năm 2016, BIDV luôn tiên phong thực hiện các biện pháp hỗ trợ tăng trưởng kinh tế, tháo gỡ khó khăn cho DN thông qua giảm lãi suất cho vay theo chủ trương của Chính phủ, Ngân hàng Nhà nước.  BIDV đã triển khai 28 gói tín dụng đa dạng với mức lãi suất ưu đãi cho các khách hàng tốt, lĩnh vực ưu tiên, đến hết năm 2016 cho vay lĩnh vực xuất khẩu, lĩnh vực công nghiệp hỗ trợ, cho vay nông nghiệp nông thôn tăng trưởng khá 15 - 18%. Tổ chức thành công 20 chương trình kết nối ngân hàng và khách hàng, hội nghị xúc tiến đầu tư phát triển tại Bình Định, Nghệ An, Lai Châu, Quảng Trị... BIDV luôn xác định DN nhỏ và vừa (DNNVV) là một trong những đối tác ưu tiên trong cơ chế chính sách, tạo điều kiện thuận lợi cho DN tiếp cận nguồn vốn và các dịch vụ ngân hàng... Theo đó, BIDV tập trung nâng cao năng lực quản trị, cải cách thể chế tiệm cận với thông lệ và chuẩn mực quốc tế, chú trọng đổi mới và phát triển toàn diện các mặt hoạt động mà trọng tâm là cải cách thủ tục hành chính gắn với yêu cầu hướng đến khách hàng, gia tăng tỷ trọng ứng dụng công nghệ thông tin vào tất cả các lĩnh vực hoạt động và quản trị điều hành. BIDV đã giảm 30% thời gian xử lý công việc, thời gian cấp tín dụng tại chi nhánh rút ngắn từ 2 - 11 ngày (giảm 13 - 65%); giảm 42% số bản gốc mẫu biểu, 45% chữ ký khách hàng, 48% chữ ký cán bộ ngân hàng; lần đầu tiên cho phép phê duyệt tín dụng qua thư điện tử, rút ngắn thời gian thẩm định trong công tác xây dựng cơ bản còn 75% so với hiện tại. Theo đánh giá của tổ chức độc lập Nielsen Việt Nam, thủ tục là một trong 2 yếu tố BIDV được khách hàng đánh giá cao nhất trong năm 2016.
Với những nỗ lực hợp tác, phát triển với nhóm DNNVV, đến thời điểm hiện nay, BIDV đang là một trong những ngân hàng dẫn đầu về thị phần DNNVV tại Việt Nam với số lượng DNNVV đang quan hệ là gần 200.000 DN, tổng quy mô cung ứng vốn tín dụng khoảng 150.000 tỷ đồng, chiếm khoảng 15% tổng dư nợ DNNVV trong hệ thống ngân hàng, chiếm 22% tổng dư nợ của BIDV.
Năm 2016, BIDV tiếp tục được nhiều tổ chức trong nước và quốc tế ghi nhận với nhiều giải thưởng quan trọng: Lần thứ 5 liên tiếp được vinh danh “Thương hiệu quốc gia”; được trao giải thưởng “Thương hiệu mạnh Việt Nam”; được Tạp chí Forbes bình chọn vào top 2.000 công ty đại chúng lớn và quyền lực nhất thế giới; được Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) công nhận “Ngân hàng hàng đầu tại Việt Nam”; Tạp chí The Asianbanker trao giải “Ngân hàng bán lẻ tốt nhất Việt Nam” 2 năm liên tiếp... và hơn 30 giải thưởng khác.
Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

CẢM NHẬN CỦA BẠN VỀ BÀI VIẾT NÀY

  • Rất hay
  • Thích
  • Giải trí
  • Cần cải thiện

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
HanoiPrintPack 2025: làn gió mới cho ngành in ấn và đóng gói Việt Nam

HanoiPrintPack 2025: làn gió mới cho ngành in ấn và đóng gói Việt Nam

02 Jul, 09:19 PM

Kinhtedothi - Triển lãm Quốc tế ngành In ấn và Đóng gói Hà Nội lần thứ 12 (HanoiPrintPack 2025) diễn ra từ ngày 2 - 5/7 tại Trung tâm Triển lãm ICE Hà Nội, mang đến cơ hội kết nối, chia sẻ công nghệ, mở ra hướng phát triển bền vững cho ngành in ấn – bao bì Việt Nam.

EVNNPC tinh gọn bộ máy, nâng cao hiệu quả vận hành, dịch vụ khách hàng

EVNNPC tinh gọn bộ máy, nâng cao hiệu quả vận hành, dịch vụ khách hàng

01 Jul, 07:25 PM

Kinhtedothi - Ngày 1/7, Tổng công ty Điện lực miền Bắc (EVNNPC) chính thức hoàn tất việc sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy đến tận cấp cơ sở – đánh dấu một trong những bước chuyển đổi toàn diện và mạnh mẽ nhất trong lịch sử 56 năm phát triển của Tổng công ty.

MB ra mắt bộ sản phẩm tiền gửi 2025: Lợi nhuận tối đa, chốt lời linh hoạt

MB ra mắt bộ sản phẩm tiền gửi 2025: Lợi nhuận tối đa, chốt lời linh hoạt

01 Jul, 05:22 PM

Kinhtedothi - Nhằm đáp ứng nhu cầu tiết kiệm ngày càng đa dạng, MB giới thiệu đến Khách hàng bộ ba sản phẩm Tiền Gửi 2025 gồm: Tiền Gửi Linh Hoạt, Tiền Gửi Kỳ Hạn và Tiền Gửi Tích Góp, hướng đến nhu cầu tiết kiệm linh hoạt và tối ưu hóa lợi nhuận trong từng giai đoạn tài chính của khách hàng.

Quản trị nguồn nhân lực chiến lược tạo đà phát triển ngành công nghiệp bán dẫn

Quản trị nguồn nhân lực chiến lược tạo đà phát triển ngành công nghiệp bán dẫn

30 Jun, 07:36 PM

Kinhtedothi - Tạo đà phát triển ngành công nghiệp bán dẫn rất cần đến quản trị, đào tạo đội ngũ nhân lực chiến lược. Do đó, đòi hỏi các doanh nghiệp (DN) phải nắm bắt được xu hướng phát triển ngành công nghiệp bán dẫn thông qua giao lưu, kết nối với cơ quan quản lý Nhà nước, chuyên gia, học giả trong và ngoài nước, cũng như mô hình đào tạo phù hợp.

Tin mới
VIDEO
Tin Tài Trợ