Biến đổi môi trường, thách thức lớn cho phát triển bền vững của Việt Nam

Hà Phương
Chia sẻ Zalo

Kinhtedothi - Ngày 21/12, Bộ KH&ĐT đã thông tin đến báo chí về Chương trình Nghị sự 2030 vì sự phát triển bền vững và cập nhật tình hình triển khai thực hiện ở Việt Nam.

Phó Vụ trưởng Văn phòng phát triển bền vững Nguyễn Lệ Thủy phát biểu.

Theo đại diện Chương trình Phát triển Liên Hợp quốc (UNDP) tại Việt Nam Nguyễn Tiên Phong: Những vấn đề phát sinh mới về biến đổi khí hậu như: Hạn hán, ngập mặn và thiếu nước tại Nam Trung Bộ, Tây Nguyên, Đồng bằng Sông Cửu Long đang đặt ra thách thức to lớn yêu cầu phải cải tổ hệ thống sản xuất, cơ cấu mùa vụ. Trong bối cảnh cách mạng công nghiệp lần thứ 4 đang diễn ra, Việt Nam cần nghiên cứu cho kịch bản tăng trưởng mới, lấy khoa học là động lực, công cụ cho phát triển. Tại Đức, Chính phủ lập các ủy ban chuyên đặt hàng nghiêm cứu công nghệ phục vụ cho DN nhỏ, ứng dụng nó miễn phí cho DN này.

Trong buổi làm việc, các đại biểu đã nghe giới thiệu về 7 mục tiêu lớn với 115 mục tiêu cụ thể, Chương trình Nghị sự 2030 Phát triển bền vững Việt Nam nhấn mạnh vào việc hoàn thiện hệ thống thể chế phát triển bền vững, nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về phát triển bền vững quốc gia. Xây dựng cơ chế tài chính để hỗ trợ xây dựng báo cáo đánh giá tác động của phát triển bền vững. Tăng cường nghiên cứu, ứng dụng khoa học cộng nghệ, chuyển giao công nghệ trong DN, người dân để thúc đẩy sáng kiến thực tiễn. Tuy nhiên, thách thức của Việt Nam hiện nay chính là môi trường và việc đánh đổi tăng trưởng lấy hệ lụy môi trường.

Cũng theo đại diện UNDP tại Việt Nam: Hiện, Việt Nam có khá nhiều khái niệm, định nghĩa về tăng trưởng xanh, tăng trưởng bền vững thậm chí cả khái niệm nền kinh tế carbon thấp... Tuy nhiên, còn có khoảng cách thực tiễn và chính sách. Các DN vẫn có quy mô nhỏ lẻ, kinh doanh theo kiểu chạy theo đánh quả nên khó có thể có nền kinh tế tăng trưởng bền vững ngay được.

Phó Vụ trưởng Văn phòng phát triển bền vững (Bộ Kế hoạch và Đầu tư) Nguyễn Lệ Thủy cho rằng, trong thời đại khoa học công nghệ như hiện nay, việc đánh đổi cần phải bỏ đi, thay vào đó phải ứng dụng khoa học công nghệ vào tăng trưởng và kiểm soát tăng trưởng. Công nghệ hiện đại, sạch và thân thiện với môi trường cần được ưu tiên sử dụng rộng rãi trong các ngành sản xuất.

Tin đọc nhiều

Kinh tế đô thị cuối tuần