Biến động tỷ giá đang mang đến nhiều rủi ro cho doanh nghiệp

Chia sẻ Zalo

KTĐT - Không phải tới thời điểm này, câu chuyện tỷ giá mới trở nên căng thẳng tác động đến nhiều doanh nghiệp (DN), chính vì thế việc ứng xử với biến động tỷ giá như thế nào để hạn chế rủi ro ở mức thấp nhất là quyết định của doanh nghiệp.

KTĐT - Không phải tới thời điểm này, câu chuyện tỷ giá mới trở nên căng thẳng tác động đến nhiều doanh nghiệp (DN), chính vì thế việc ứng xử với biến động tỷ giá như thế nào để hạn chế rủi ro ở mức thấp nhất là quyết định của doanh nghiệp.


Rủi ro không phân biệt DN xuất hay nhập khẩu


Những ngày qua, khi tỷ giá lên tới mức 20.000 đồng/USD, thậm chí có doanh nghiệp còn phải mua với mức giá 20.020 đồng/USD ngoài thị trường tự do khi khó tiếp cận với nguồn ngoại tệ của các ngân hàng, thì đối tượng chịu tác động đầu tiên phải nói tới là các doanh nghiệp nhập khẩu. Biểu hiện là khi nhập khẩu, các doanh nghiệp này thanh toán bằng USD cho đối tác nhưng khi bán hàng tại thị trường trong nước họ lại thu về VNĐ. Ở vòng quay vốn thứ tiếp theo, họ phải đổi được VNĐ ra USD để nhập hàng. Nhiều DN vẫn phải chấp nhận "vòng quay" đó trong thời điểm hiện nay vì nếu không có ngoại tệ thanh toán, nguy cơ đình đốn kinh doanh là hiện hữu.


Trong khi đó, theo cơ cấu hàng hóa của Việt Nam hiện nay, khoảng 80% nguyên liệu để sản xuất ra các mặt hàng, trong đó có cả các mặt hàng XK chủ lực như dệt may, da giày (khoảng 70%); thủy sản (80%); gỗ (80%); dược phẩm (90%)… Việc NK nguyên liệu của các doanh nghiệp chế biến hàng XK do đó cũng chịu những biến động từ giá cả thế giới. Chính vì thế những DN XK cũng không nằm ngoài rủi ro về tỷ giá như những DN nhập khẩu. Chưa kể nếu doanh nghiệp này còn vay nợ nước ngoài thì biến động tỷ giá sẽ làm cho lãi suất tính theo ngoại tệ tăng cao, khiến lợi nhuận bị giảm sút rõ rệt. Điển hình của trường hợp này, theo Công ty chứng khoán SSI, ngành xi măng bị tác động nặng nhất bởi tình trạng vay nợ bằng ngoại tệ. Nhiều doanh nghiệp xi măng có khoản vay bằng USD và EUR cao, nên nếu tỷ giá tăng sẽ hình thành khoản lỗ từ các khoản vay này.


Vẫn là ở chính DN


Trong khi việc định giá VND ở mức nào đang được cân nhắc để cân bằng lợi ích các bên, trong đó lợi ích nền kinh tế được đặt lên hàng đầu thì theo TS Quách Mạnh Hào - Phó Tổng GĐ Công ty chứng khoán Thăng Long: Nếu không chuẩn bị được nguồn hàng hóa dồi dào đủ sức cạnh tranh, hay nói cách khác là nâng cao năng lực sản xuất của các doanh nghiệp trong nước thì việc điều chỉnh tỷ giá để kích thích XK sẽ chỉ có tác động trong ngắn hạn và không tận dụng được hết hiệu ứng của việc hạ giá đồng nội tệ.


Với tình trạng căng thẳng trong những ngày qua khi tỷ giá trên thị trường tự do lên trên 20.000 đồng/USD; trên thị trường ngân hàng, một số ngân hàng đã nâng trần tỷ giá mua vào USD mặc dù Ngân hàng Nhà nước vẫn khẳng định không có kế hoạch điều chỉnh tỷ giá và khẳng định quỹ dự trữ ngoại hối vẫn đủ mức ở 9 tuần nhập khẩu. Như vậy, việc ứng xử với biến động tỷ giá như thế nào để hạn chế rủi ro ở mức thấp nhất là quyết định của DN. Thực tế, không phải tới thời điểm này, tỷ giá mới có diễn biến căng thẳng. Vì vậy, không thể nói biến động này là bất ngờ, khó lường trước và DN không có lựa chọn công cụ phòng ngừa rủi ro tỷ giá nào. Nếu DN không thực sự thay đổi theo hướng bền vững thì những tác động của tỷ giá, như nhiều chuyên gia dự đoán, trong thời gian tới sẽ là mối nguy cơ rủi ro hiện hữu.

 

 

 

     

 

Tin đọc nhiều

Kinh tế đô thị cuối tuần