Kinhtedothi- Từ những chiếc mo cau già, rơi rụng trong vườn, Nguyễn Văn Tuyến đã biến chúng thành sản phẩm xuất khẩu sang Hàn Quốc, Canada, Hà Lan...
Sản xuất mo cau thành chén, dĩa. Clip: Hà Phương
Trải qua nhiều thăng trầm và bôn ba khắp chốn, Nguyễn Văn Tuyến (39 tuổi, quê Quảng Nam) chọn Quảng Ngãi để khởi nghiệp với mo cau. Ảnh: Hà PhươngQua tìm hiểu trên mạng, Tuyến biết đã có quốc gia sản xuất mo cau thành vật dụng đựng thực phẩm. Năm 2019, anh tìm về huyện Nghĩa Hành- một trong những vùng trồng cau lớn của Quảng Ngãi - đầu tư tiền mua máy móc, mở xưởng thu mua mo cau để làm chén, dĩa… Ảnh: Hà PhươngMo cau người dân thường bỏ đi lại được Tuyến thu mua với giá khoảng 1.000 đồng/cái. Ảnh: Hà PhươngSau đó mang về xưởng rửa sạch, ngâm nước cho mềm và để ráo. Ảnh: Hà PhươngMo cau được đưa vào khuôn ép nhiệt tạo hình. Ảnh: Hà PhươngMột sản phẩm từ mo cau vừa tạo hình. Ảnh: Hà PhươngTùy vào yêu cầu của khách hàng, cơ sở chế tạo các loại khuôn ép khác nhau. Ảnh: Hà PhươngSản phẩm cũng có thể in hình ảnh theo yêu cầu. Ảnh: Hà PhươngThành phẩm được khử trùng trước khi đóng gói, mang đi tiêu thụ. Ảnh: Hà PhươngChén, dĩa, khay đựng thức ăn... là những sản phẩm chủ lực từ mo cau. Ảnh: Hà PhươngGiày mo cau cũng đang được anh Tuyến nghiên cứu, phát triển. Ảnh: Hà PhươngTrung bình mỗi tháng, xưởng sản xuất của anh Tuyến cung cấp cho thị trường khoảng 600.000 sản phẩm chén, dĩa, khay ăn... bằng mo cau. Ảnh: Hà PhươngĐây là sản phẩm bảo vệ môi trường, khá độc đáo nên thị trường các nước Canada, Hàn Quốc... rất ưa chuộng. Do đó, lượng hàng xuất khẩu chiếm đến 90%, giúp cơ sở sản xuất có doanh thu hàng trăm triệu đồng mỗi tháng, giải quyết việc làm cho nhiều lao động địa phương. Ảnh: Hà PhươngHãng hàng không Vietjet cũng sử dụng sản phẩm từ mo cau của Nguyễn Văn Tuyến để phục vụ hành khách. Ảnh: Hà PhươngNgoài mo cau, anh Tuyến còn phát triển dòng sản phẩm chén, dĩa làm từ lá tra (một loại cây ven biển). Sản phẩm này chủ yếu tiêu thụ ở Mỹ. Ảnh: Hà Phương
Kinhtedothi- Hoàn thành bàn giao mặt bằng cao tốc Quảng Ngãi - Hoài Nhơn (đoạn qua địa bàn tỉnh Quảng Ngãi) trước 30/4/2024, đây được xác định là một trong những nhiệm vụ hàng đầu hiện nay của Quảng Ngãi để đưa dự án trọng điểm này sớm về đích.
Kinhtedothi- Việc thành lập và đưa vào hoạt động Tổ quản lý bãi biển Mỹ Khê đã góp phần xây dựng bãi tắm an toàn, giảm thiểu những tai nạn thương tâm tại khu du lịch nổi tiếng này.
Kinhtedothi - Nhiều sản phẩm OCOP của Ninh Bình đã phát huy được thế mạnh, nguồn nguyên liệu được tận dụng, sẵn có tại địa phương, tạo nên những sản phẩm OCOP là đặc sản vùng miền.
Kinhtedothi - Tối 11/6, Hội chợ Hàng Việt Đà Nẵng 2025 chính thức khai mạc tại Trung tâm Hội chợ Triển lãm thành phố, mở màn chuỗi sự kiện tiêu dùng - du lịch - xúc tiến thương mại lớn trong mùa hè sôi động của Đà Nẵng.
Kinhtedothi - Sáng ngày 6/6, vải thiều Hải Dương chính thức được bày bán tại hệ thống siêu thị và trung tâm thương mại trên địa bàn TP Hải Phòng. Đây là hoạt động nằm trong kế hoạch xúc tiến thương mại năm 2025 của TP Hải Phòng.
Kinhtedothi - Vải thiều u trứng sớm tại huyện Thanh Hà, tỉnh Hải Dương đang bước vào chính vụ thu hoạch. Năm nay, thời tiết thuận lợi giúp vải được mùa, lại được giá, khiến người dân vô cùng phấn khởi, kỳ vọng một mùa bội thu.
Kinhtedothi - Nhờ thực hiện chuyển đổi số trong hoạt động sản xuất, kinh doanh, nhiều hợp tác xã (HTX) ở Ninh Bình đã nhanh chóng tiếp cận kết nối quảng bá và tiêu thụ sản phẩm trên nền tảng số, mang lại hiệu quả kinh tế cao, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế tập thể trên địa bàn.