Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới
Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Biểu diễn “Khát vọng Dam Săn” phục vụ khán giả Thủ đô

Kinhtedothi – Vào các tối 12, 13/4, chương trình âm nhạc, nghệ thuật dân gian “Tiếng gọi cao nguyên” và vở ca kịch “Khát vọng Dam Săn” do Đoàn ca múa dân tộc Đắk Lắk biểu diễn sẽ phục vụ khán giả Thủ đô.

Đây là hoạt động do Sở VH&TT Hà Nội phối hợp với Sở VHTT&DL tỉnh Đắk Lắk tổ chức nhằm quảng bá văn hóa, nghệ thuật Tây Nguyên tại Hà Nội.

Theo đó, chương trình âm nhạc, nghệ thuật dân gian “Tiếng gọi cao nguyên” sẽ diễn ra vào 19 giờ 30 ngày 12/4 (thứ Bảy) tại sân khấu vườn hoa đền Bà Kiệu, không gian đi bộ khu vực hồ Hoàn Kiếm, Hà Nội.

Một cảnh trong tác phẩm ca kịch "Khát vọng Dam Săn". Ảnh: Bá Lục

Với các tiết mục diễn tấu cồng chiêng, hòa tấu nhạc cụ dân tộc, hát về Tây Nguyên, chương trình sẽ giới thiệu đến khán giả Thủ đô những nét đặc trưng cũng như giá trị văn hóa truyền thống đa dạng và phong phú của vùng đất Tây Nguyên. Bằng sự kết hợp độc đáo của các loại nhạc cụ dân tộc Tây Nguyên, cùng phần thể hiện tinh tế và khéo léo của các nghệ sĩ, các tác phẩm như tái hiện lên được những âm thanh sinh động của núi rừng đại ngàn, sự gắn kết, giao hòa giữa con người, trời đất. Đặc biệt, chương trình giới thiệu tới đông đảo khán giả Thủ đô không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên đã được UNESCO ghi danh là kiệt tác truyền khẩu và là di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại.

Tối 13/4 (Chủ nhật), vở ca kịch “Khát vọng Dam Săn” sẽ được biểu diễn tại Rạp Công Nhân, 42 Tràng Tiền, Hà Nội. Trên nền sử thi Dam Săn, nhà biên kịch Hồng Hoa đã viết lên kịch bản “Khát vọng Dam Săn” với thông điệp ngợi ca vẻ đẹp tình yêu của con người giao hòa với thiên nhiên, đặc biệt là ca ngợi khát vọng và vẻ đẹp lãng mạn nhưng cũng đầy kiêu hùng của người Ê-đê ở Tây Nguyên. Vở ca kịch được Đoàn ca múa dân tộc Đắk Lắk thực hiện nhằm góp phần phục dựng, bảo tồn văn hóa người Ê-đê qua âm nhạc và sân khấu hình ảnh, đồng thời được kỳ vọng trở thành một sản phẩm văn hóa du lịch đặc sắc, độc đáo của vùng đất Tây Nguyên.

Ca kịch “Khát vọng Dam Săn” gồm 5 chương. Chương 1: Dam Săn và H’Nhi; chương 2: Xử tội Mtao Msei; chương 3: Buôn sang trông cậy; chương 4: Nơi miền sáng; chương 5: Mặt trời lên trên cao nguyên bao la.

Được tổ chức vào dịp cuối tuần tại phố đi bộ hồ Hoàn Kiếm, chương trình âm nhạc, nghệ thuật dân gian “Tiếng gọi cao nguyên” và vở ca kịch “Khát vọng Dam Săn” sẽ mang đến cho khán giả một không gian văn hóa đặc sắc của vùng đất Tây Nguyên ngay tại Thủ đô Hà Nội.

Phát triển thương mại gắn với bảo tồn văn hóa Thủ đô

Phát triển thương mại gắn với bảo tồn văn hóa Thủ đô

Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

CẢM NHẬN CỦA BẠN VỀ BÀI VIẾT NÀY

  • Rất hay
  • Thích
  • Giải trí
  • Cần cải thiện

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Sôi nổi Giải vô địch Bóng chuyền nam - nữ tỉnh Bình Dương

Sôi nổi Giải vô địch Bóng chuyền nam - nữ tỉnh Bình Dương

18 Apr, 01:19 PM

Kinhtedothi - Chào mừng kỷ niệm 50 năm Ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 – 30/4/2025), 139 năm Ngày Quốc tế Lao động (1/5/1886 – 1/5/2025) và 135 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 – 19/5/2025), Giải vô địch Bóng chuyền nam - nữ tỉnh Bình Dương năm 2025 vừa khai mạc sôi nổi tại nhà thi đấu đa năng Trung tâm Huấn luyện và Thi đấu thể thao tỉnh Bình Dương.

Tin mới
VIDEO
Tin Tài Trợ