Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới
Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Phong Nha - Kẻ Bàng trở thành di sản thế giới liên biên giới đầu tiên của Việt Nam

Kinhtedothi - UNESCO vừa công nhận Vườn quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng mở rộng sang Vườn quốc gia Hin Nam Nô của Lào, hình thành di sản thiên nhiên thế giới liên biên giới đầu tiên giữa hai quốc gia.

Ngày 13/7, tại kỳ họp lần thứ 47 của Ủy ban Di sản Thế giới UNESCO diễn ra tại Paris (Pháp), tổ chức này chính thức thông qua việc điều chỉnh ranh giới di sản thiên nhiên thế giới Phong Nha - Kẻ Bàng (tỉnh Quảng Trị, Việt Nam) để mở rộng sang Vườn quốc gia Hin Nam Nô (tỉnh Khăm Muộn, Lào).

Hồ sơ di sản được ghi danh với tên gọi “Vườn quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng và Vườn quốc gia Hin Nam Nô”, đáp ứng 3 tiêu chí của UNESCO: địa chất - địa mạo (viii), các quá trình sinh thái (ix) và đa dạng sinh học (x).

Cảnh đẹp của hệ thống hang động Tú Làn ở Vườn quốc gia Phong Nha-Kẻ Bàng. Ảnh tư liệu

Đây là di sản thế giới liên biên giới đầu tiên của Việt Nam và cũng là lần đầu tiên Việt Nam hỗ trợ một quốc gia khác hoàn thiện hồ sơ di sản chung trình UNESCO - đánh dấu bước tiến mới trong hợp tác bảo tồn khu vực Đông Nam Á.

Theo UNESCO, khu vực hợp nhất giữa Phong Nha - Kẻ Bàng và Hin Nam Nô sở hữu một trong những hệ karst nhiệt đới cổ đại, nguyên vẹn nhất châu Á, hình thành cách đây khoảng 400 triệu năm. Vùng di sản nằm ở điểm giao thoa giữa dãy Trường Sơn và vành đai đá vôi Trung Đông Dương.

Hệ sinh thái nơi đây nổi bật với hơn 220 km hang động, sông ngầm xuyên quốc gia. Những kỳ quan như hang Sơn Đoòng (Việt Nam) - hang lớn nhất thế giới và hang Xe Bang Fai (Lào) được đánh giá có giá trị toàn cầu về địa chất và cảnh quan.

Về đa dạng sinh học, khu vực là nơi cư trú của hơn 2.700 loài thực vật và hơn 800 loài động vật có xương sống. Trong đó, Hin Nam Nô ghi nhận hơn 1.500 loài thực vật và 536 loài động vật, với nhiều loài quý hiếm như vượn má trắng miền Nam, voọc đen, lan rừng, nhện săn khổng lồ - loài nhện lớn nhất thế giới theo sải chân, hiện chỉ được ghi nhận tại tỉnh Khăm Muộn (Lào).

Việc mở rộng di sản thế giới là kết quả của quá trình hợp tác chặt chẽ giữa Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Việt Nam và Bộ Thông tin, Văn hóa và Du lịch Lào từ năm 2018. Hai bên thống nhất xây dựng hồ sơ chung từ đầu năm 2023, sau nhiều đợt khảo sát, hội thảo và xây dựng kế hoạch quản lý song song.

Tháng 2/2024, hồ sơ chính thức được gửi UNESCO. Đến kỳ họp lần thứ 47, di sản chung được ghi danh sau khi vượt qua các đánh giá khắt khe từ Hội đồng quốc tế về di tích và di chỉ (ICOMOS) và Liên minh Bảo tồn Thiên nhiên Quốc tế (IUCN).

Việt Nam có di sản văn hóa thế giới thứ 9

Việt Nam có di sản văn hóa thế giới thứ 9

Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

CẢM NHẬN CỦA BẠN VỀ BÀI VIẾT NÀY

  • Rất hay
  • Thích
  • Giải trí
  • Cần cải thiện

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Đợi chờ và hy vọng...

Đợi chờ và hy vọng...

13 Jul, 06:19 AM

Kinhtedothi - Ý tưởng về mô hình Khu Phát triển thương mại - văn hóa đang dần được định hình rõ nét trong hành trình hiện thực hóa khát vọng Thủ đô văn hiến - văn minh - hiện đại. Người Hà Nội tin mô hình ấy sẽ bảo tồn những căn tính cộng đồng khi thương hiệu địa phương không còn là tên hành chính…

Bài 3: Bệ phóng từ Luật Di sản văn hóa 2024

Bài 3: Bệ phóng từ Luật Di sản văn hóa 2024

13 Jul, 06:17 AM

Kinhtedothi - Luật Di sản văn hóa 2024 đã thể chế hóa đầy đủ đường lối, chủ trương của Đảng và Nhà nước về văn hóa, di sản văn hóa. Trong đó điểm nhấn quan trọng của Luật là chủ trương phân cấp, phân quyền mạnh mẽ hơn cho chính quyền địa phương trong quản lý, bảo vệ và phát huy giá trị di sản.

Việt Nam có di sản văn hóa thế giới thứ 9

Việt Nam có di sản văn hóa thế giới thứ 9

12 Jul, 08:19 PM

Kinhtedothi - Quần thể di tích và danh thắng Yên Tử - Vĩnh Nghiêm, Côn Sơn, Kiếp Bạc đã được UNESCO công nhận là di sản văn hóa thế giới. Đây là di sản văn hóa thế giới thứ 9 của Việt Nam.

Tin mới
VIDEO
Tin Tài Trợ