Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới
Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Quần thể Yên Tử - Vĩnh Nghiêm - Côn Sơn, Kiếp Bạc được UNESCO ghi danh vào mục di sản thế giới

Kinhtedothi - Tại kỳ họp lần thứ 47 chiều 12/7, Ủy ban Di sản Thế giới (UNESCO) đã chính thức công nhận quần thể di tích và danh thắng Yên Tử - Vĩnh Nghiêm - Côn Sơn, Kiếp Bạc (thuộc địa bàn các tỉnh Quảng Ninh, Bắc Ninh và thành phố Hải Phòng) là di sản văn hóa thế giới.

Đây là di sản thế giới thứ 9 ở Việt Nam được UNESCO công nhận và là di sản thế giới dạng chuỗi đầu tiên, đồng thời là di sản liên tỉnh thứ hai ở Việt Nam, cùng với di sản thế giới vịnh Hạ Long - quần đảo Cát Bà (thuộc địa bàn tỉnh Quảng Ninh và thành phố Hải Phòng).

Quần thể di tích và tanh thắng Yên Tử - Vĩnh Nghiêm - Côn Sơn, Kiếp Bạc chính thức được ghi danh di sản thế giới. Ảnh: Thanh Tùng

Quần thể di tích và danh thắng Yên Tử - Vĩnh Nghiêm - Côn Sơn, Kiếp Bạc được công nhận là di sản văn hóa thế giới, là bằng chứng cho sự kết hợp độc đáo giữa Nhà nước, tôn giáo và Nhân dân trong việc hình thành bản sắc dân tộc Việt Nam; cùng cảnh quan linh thiêng được hình thành thông qua mối tương tác thường xuyên, mật thiết với thiên nhiên và một hệ thống đạo đức dựa trên lòng yêu chuộng hòa bình, tu dưỡng bản thân, lòng khoan dung, nhân ái và sự giao hòa giữa con người và thiên nhiên. 

Quần thể di tích và danh thắng Yên Tử - Vĩnh Nghiêm - Côn Sơn, Kiếp Bạc chính thức được UNESCO công nhận là di sản văn hóa thế giới.

Quần thể di tích và danh thắng Yên Tử - Vĩnh Nghiêm - Côn Sơn, Kiếp Bạc là minh chứng đặc biệt về Phật giáo Trúc Lâm, một truyền thống thiền độc đáo của Việt Nam được thành lập vào thế kỷ XIII bởi các vua nhà Trần, hoàng gia và các nhà tu hành thông tuệ, đặc biệt là Phật hoàng Trần Nhân Tông, vị quân chủ duy nhất được biết đến ở châu Á đã tự nguyện từ bỏ vương vị để trở thành một nhà tu hành, có công khai sáng nên một dòng thiền mang đậm triết lý nhân sinh, cốt cách Việt Nam.

Tích hợp giáo lý Đại thừa với sự tổng hợp Nho giáo, Đạo giáo và tín ngưỡng bản địa, tạo nên bản sắc tâm linh - triết học độc đáo, Phật giáo Trúc Lâm đã góp phần định hình nền tảng tinh thần của quốc gia Đại Việt, tạo động lực cho sự trỗi dậy của một quốc gia tự chủ, tự cường, đồng thời thúc đẩy đối thoại văn hóa, tinh thần hữu nghị hòa bình giữa các dân tộc.

Trong suốt nhiều thế kỷ, quần thể di tích và danh thắng Yên Tử - Vĩnh Nghiêm - Côn Sơn, Kiếp Bạc luôn là nơi có vai trò quan trọng trong việc thực hành, trao truyền và lan tỏa, sáng tạo văn hóa. Tinh thần khoan dung, sáng tạo của Phật giáo Trúc Lâm đã truyền cảm hứng và giá trị nhân bản cho cộng đồng trong nước và quốc tế.

Tượng Phật hoàng Trần Nhân Tông Yên Tử. Ảnh: Thanh Tùng.

Quần thể di tích và danh thắng Yên Tử - Vĩnh Nghiêm - Côn Sơn, Kiếp Bạc liên quan trực tiếp đến sự sinh thành và lan tỏa giá trị sáng tạo, nhân văn của Phật giáo Trúc Lâm. Việc liên tục tổ chức các nghi lễ, lễ hội, hoằng dương Phật pháp và hành hương đến các điểm di tích - cả ở Việt Nam và các tổ chức Phật giáo Trúc Lâm quốc tế - chứng minh sự liên quan toàn cầu bền vững của triết lý nhân sinh, giá trị sống, tinh thần cộng đồng xã hội, sống hài hòa với thiên nhiên, yêu chuộng hòa bình và lòng nhân ái.

Với 12 cụm, điểm di tích, quần thể di tích và danh thắng Yên Tử - Vĩnh Nghiêm - Côn Sơn, Kiếp Bạc thể hiện đầy đủ truyền thống Phật giáo Trúc Lâm, từ việc thành lập tại vùng núi thiêng Núi Yên Tử được chứng minh trong các đền cổ, am, tháp, di tích khảo cổ, đến di tích chùa Vĩnh Nghiêm, khu di tích Côn Sơn, Kiếp Bạc và sự hệ thống hóa các triết lý thể hiện qua các văn bia, di vật liên quan và thực hành nghi lễ. Các di tích này cung cấp đầy đủ đại diện về lịch sử, tinh thần và địa lý của Phật giáo Thiền Trúc Lâm, thể hiện quá trình hình thành, phát triển, mối quan hệ bền vững của các giá trị văn hóa vật thể, phi vật thể và di sản tư liệu trong các không gian lịch sử, văn hóa.

Quần thể di tích và danh thắng Yên Tử - Vĩnh Nghiêm - Côn Sơn, Kiếp Bạc bao gồm hệ thống di tích thuộc các di tích quốc gia đặc biệt đã được Thủ tướng Chính phủ xếp hạng quốc gia, quốc gia đặc biệt gồm: quần thể di tích và danh thắng Yên Tử; khu di tích Nhà Trần ở Đông Triều; chùa Vĩnh Nghiêm; chùa Bổ Đà; khu di tích Côn Sơn, Kiếp Bạc; di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh An Phụ - Kính Chủ Nhẫm Dương.

Các di tích được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch xếp hạng và các di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia, di sản văn hóa phi vật thể, lễ hội truyền thống trong khu vực cùng cảnh quan với hệ thống núi rừng và không gian văn hóa Yên Tử - Vĩnh Nghiêm - Côn Sơn, Kiếp Bạc sẽ được bảo tồn, bảo vệ lâu dài, bền vững và phát huy giá trị theo đúng quy định của Luật Di sản văn hóa và Công ước 1972 về Bảo vệ di sản văn hóa và thiên nhiên thế giới của UNESCO.

Quần thể di tích Yên Tử - Vĩnh Nghiêm - Côn Sơn, Kiếp Bạc là niềm tự hào của dân tộc Việt Nam. Ảnh: Thanh Tùng

Bày tỏ xúc động khi quần thể di tích Yên Tử - Vĩnh Nghiêm - Côn Sơn, Kiếp Bạc được UNESCO ghi danh là di sản thế giới, bà Nguyễn Thị Hạnh, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ninh, Phó ban Chỉ đạo - Trưởng ban Điều hành xây dựng hồ sơ Yên Tử - Vĩnh Nghiêm - Côn Sơn, Kiếp Bạc cho biết: hồ sơ đã được tỉnh Quảng Ninh chủ trì xây dựng một cách công phu, bài bản với chất lượng cao. Sau nhiều năm nỗ lực, di sản đã chính thức được quốc tế công nhận. Quảng Ninh sẽ tiếp tục xây dựng và triển khai đề án bảo tồn, tôn tạo và phát huy giá trị di sản, nhằm bảo đảm tính bền vững, lan tỏa sâu rộng giá trị cao quý của di sản thế giới. Thời khắc được ghi danh là một niềm tự hào lớn không chỉ đối với chính quyền và Nhân dân 3 địa phương Quảng Ninh, Bắc Ninh, Hải Phòng mà còn đối với Nhân dân cả nước.

Tháp Bà Ponagar và trầm hương: đòn bẩy di sản cho kinh tế - du lịch Khánh Hòa

Tháp Bà Ponagar và trầm hương: đòn bẩy di sản cho kinh tế - du lịch Khánh Hòa

Đánh thức di sản lễ hội: cơ hội vàng cho du lịch Ninh Bình

Đánh thức di sản lễ hội: cơ hội vàng cho du lịch Ninh Bình

Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

CẢM NHẬN CỦA BẠN VỀ BÀI VIẾT NÀY

  • Rất hay
  • Thích
  • Giải trí
  • Cần cải thiện

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Đợi chờ và hy vọng...

Đợi chờ và hy vọng...

13 Jul, 06:19 AM

Kinhtedothi - Ý tưởng về mô hình Khu Phát triển thương mại - văn hóa đang dần được định hình rõ nét trong hành trình hiện thực hóa khát vọng Thủ đô văn hiến - văn minh - hiện đại. Người Hà Nội tin mô hình ấy sẽ bảo tồn những căn tính cộng đồng khi thương hiệu địa phương không còn là tên hành chính…

Bài 3: Bệ phóng từ Luật Di sản văn hóa 2024

Bài 3: Bệ phóng từ Luật Di sản văn hóa 2024

13 Jul, 06:17 AM

Kinhtedothi - Luật Di sản văn hóa 2024 đã thể chế hóa đầy đủ đường lối, chủ trương của Đảng và Nhà nước về văn hóa, di sản văn hóa. Trong đó điểm nhấn quan trọng của Luật là chủ trương phân cấp, phân quyền mạnh mẽ hơn cho chính quyền địa phương trong quản lý, bảo vệ và phát huy giá trị di sản.

Việt Nam có di sản văn hóa thế giới thứ 9

Việt Nam có di sản văn hóa thế giới thứ 9

12 Jul, 08:19 PM

Kinhtedothi - Quần thể di tích và danh thắng Yên Tử - Vĩnh Nghiêm, Côn Sơn, Kiếp Bạc đã được UNESCO công nhận là di sản văn hóa thế giới. Đây là di sản văn hóa thế giới thứ 9 của Việt Nam.

Tin mới
VIDEO
Tin Tài Trợ