Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới
Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Ninh Bình: hướng đến trung tâm du lịch di sản – sinh thái tầm quốc tế

Kinhtedothi - Sau khi hợp nhất 3 tỉnh Hà Nam, Nam Định và Ninh Bình – vùng đất văn hóa Đồng bằng Bắc Bộ giàu truyền thống, không gian du lịch mới được mở rộng cả về địa lý lẫn bản sắc, tạo điều kiện để hình thành một trung tâm du lịch tổng hợp, có chiều sâu văn hóa.

Hợp lực thành thế mạnh

3 tỉnh hợp nhất vốn đều thuộc không gian văn hóa Đồng bằng Bắc Bộ, cái nôi của nền văn minh lúa nước. Tuy nhiên, 3 địa phương vẫn giữ những hệ sinh thái du lịch riêng biệt, tạo ra sự bổ sung hoàn hảo sau hợp nhất.

Hà Nam nổi bật với hệ sinh thái chiêm trũng và danh thắng nổi tiếng như Tam Chúc, Ngũ Động Sơn, Bát Cảnh Tiên… cùng kho tàng di sản văn hóa đồ sộ, lễ hội truyền thống đặc sắc và các làng nghề thủ công nổi tiếng.

Quần thể danh thắng Tràng An là hình mẫu tiêu biểu của thế giới về sự kết hợp hài hòa giữa phát triển kinh tế và bảo tồn di sản, đặc biệt là trong phát triển du lịch bền vững. Ảnh: BNB

Nam Định tự hào với 72km đường bờ biển và hệ sinh thái đất ngập mặn tiêu biểu – đặc biệt là Vườn quốc gia Xuân Thủy, vùng lõi của Khu dự trữ sinh quyển châu thổ sông Hồng được UNESCO công nhận. Hệ thống di tích lịch sử và tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ tạo nên một “bảo tàng sống” về văn hóa đồng bằng.

Ninh Bình giữ vai trò trung tâm với Quần thể danh thắng Tràng An – di sản kép đầu tiên của Việt Nam. Cùng với chùa Bái Đính, cố đô Hoa Lư, Tam Cốc – Bích Động, Vườn quốc gia Cúc Phương và Vân Long,…

Sau hợp nhất, diện tích Ninh Bình mới tăng gấp 3 lần, kéo dài đường bờ biển lên 87km, mở rộng đáng kể dư địa phát triển các loại hình du lịch nghỉ dưỡng, biển – đảo, sinh thái ven biển và du lịch nông thôn.

Theo ông Bùi Văn Mạnh – Giám đốc Sở Du lịch Ninh Bình, việc hợp nhất 3 tỉnh Ninh Bình, Hà Nam, Nam Định đang mở ra những cơ hội để tái định vị du lịch Ninh Bình với quy mô và tầm vóc mới, khai phá những tiềm năng chưa được tận dụng, tạo đột phá cho sự phát triển liên vùng. Ninh Binh hội tụ đầy đủ điều kiện “thiên thời - địa lợi - nhân hoà” để phát triển du lịch thành ngành kinh tế mũi nhọn có năng lực cạnh tranh quốc tế, trở thành trung tâm du lịch văn hoá - sinh thái - tôn giáo hàng đầu khu vực Đông Nam Á.

Ngành du lịch hiện đang tham mưu để đánh giá lại những tiềm năng, lợi thế về văn hóa, di sản… để bổ sung cho những định hướng phát triển du lịch trong thời gian tới. Trước mắt, sẽ xác lập các trục di sản liên tỉnh như: Tràng An-Bái Đính-Tam Chúc-Đền Trần-Phủ Dầy-Xuân Thủy, hình thành chuỗi liên kết vùng bền vững, hấp dẫn. Ngành du lịch đang tham mưu điều chỉnh quy hoạch các khu du lịch quốc gia, phát triển sản phẩm du lịch Net Zero gắn với thích ứng biến đổi khí hậu tại vùng lõi rừng ngập mặn Kim Sơn – Giao Thủy, Vườn quốc gia Cúc Phương - Vân Long.

Bảo tồn giá trị địa danh – giữ hồn văn hóa vùng đất

Tuy nhiên, để du lịch thực sự trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, theo ông Bùi Văn Mạnh, cần vượt qua những “lối mòn” tư duy cũ: phát triển đơn tuyến, phân tán theo địa giới hành chính. Một chiến lược tổng thể cho toàn vùng, kết hợp đầu tư hạ tầng giao thông kết nối liên hoàn giữa các điểm đến là yêu cầu cấp thiết.

Bà Dương Thị Thanh – Chủ tịch Hiệp hội Du lịch Ninh Bình cho rằng: “Việc phát triển du lịch không thể chỉ chạy theo quy hoạch địa giới mới, mà cần lồng ghép câu chuyện văn hóa – nhân văn để tạo điểm đến có chiều sâu, giàu trải nghiệm”.

Theo bà Dương Thị Thanh, bên cạnh phát triển không gian mới, cần gìn giữ những biểu tượng văn hóa gắn với địa danh cũ như: Phủ Lý, Hoa Lư, Nho Quan, Xuân Thủy, Giao Thủy… Đây không chỉ là tên gọi hành chính, mà còn là ký ức văn hóa, lịch sử và niềm tự hào của người dân địa phương.

Mới đây, Ninh Bình đưa ra dự thảo Đề án phát triển du lịch tỉnh đến năm 2030, định hướng đến 2045, mục tiêu đặt ra là xây dựng tỉnh Ninh Bình mới trở thành trung tâm du lịch quốc gia, từng bước vươn tầm quốc tế với 4 trục phát triển cốt lõi: Trục di sản văn hóa tôn giáo lịch sử; Trục di sản thiên nhiên sinh thái bảo tồn; Trục du lịch nông thôn cộng đồng ven biển; Trục du lịch sáng tạo công nghệ cao văn hóa đương đại.

Mục tiêu đến năm 2030, Ninh Bình đón 25 triệu lượt khách, doanh thu đạt trên 25.700 tỷ đồng, có từ 15–20 khách sạn tiêu chuẩn 4–5 sao; đến năm 2045 trở thành trung tâm du lịch xanh – thông minh – văn minh, là cực tăng trưởng du lịch vùng Đồng bằng sông Hồng và cả nước.

Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

CẢM NHẬN CỦA BẠN VỀ BÀI VIẾT NÀY

  • Rất hay
  • Thích
  • Giải trí
  • Cần cải thiện

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Thắp sáng sông Hàn - Lan tỏa hình ảnh Đà Nẵng an toàn, thân thiện

Thắp sáng sông Hàn - Lan tỏa hình ảnh Đà Nẵng an toàn, thân thiện

13 Jul, 03:03 PM

Kinhtedothi - Sau gần 1,5 tháng rực rỡ sắc màu bên dòng sông Hàn, Lễ hội Pháo hoa quốc tế Đà Nẵng - DIFF 2025 đã khép lại vào tối 12/7 bằng đêm chung kết bùng nổ cảm xúc, đánh dấu một mùa lễ hội thành công trọn vẹn - từ nghệ thuật trình diễn đỉnh cao đến công tác bảo đảm an toàn, an ninh tuyệt đối.

Phú Thọ: định hình “vành đai du lịch di sản - sinh thái - trải nghiệm” sau sáp nhập

Phú Thọ: định hình “vành đai du lịch di sản - sinh thái - trải nghiệm” sau sáp nhập

12 Jul, 05:56 PM

Kinhtedothi - Sau khi hợp nhất 3 tỉnh Phú Thọ, Vĩnh Phúc và Hòa Bình thành tỉnh Phú Thọ mới, bộ máy hành chính được tinh gọn, điều hành thống nhất đã tạo điều kiện thuận lợi để các lĩnh vực, trong đó có du lịch bước vào giai đoạn phát triển mới, với định hướng trở thành ngành kinh tế mũi nhọn.

Du lịch Đà Nẵng bứt phá mạnh mẽ nhờ sức hút từ DIFF 2025

Du lịch Đà Nẵng bứt phá mạnh mẽ nhờ sức hút từ DIFF 2025

12 Jul, 01:27 PM

Kinhtedothi - Lễ hội pháo hoa quốc tế Đà Nẵng 2025 (DIFF 2025) đang tạo nên sức lan tỏa mạnh mẽ, đưa thành phố biển vươn lên trở thành điểm đến sôi động bậc nhất mùa hè. Đặc biệt, đêm chung kết ngày 12/7 đang ghi nhận những kỷ lục mới về lượng khách lưu trú và sản lượng chuyến bay, thể hiện rõ sức hút của một Đà Nẵng năng động, đổi mới, sáng tạo và giàu bản sắc.

Đánh thức di sản lễ hội: cơ hội vàng cho du lịch Ninh Bình

Đánh thức di sản lễ hội: cơ hội vàng cho du lịch Ninh Bình

10 Jul, 03:47 PM

Kinhtedothi - Giữa dòng chảy hiện đại hóa, lễ hội truyền thống tại Ninh Bình đang đứng trước nhiều cơ hội phát triển nhưng cũng không ít thách thức. Sự gia tăng về số lượng cần đi kèm với chất lượng tổ chức và ý thức bảo tồn, nếu không, giá trị văn hóa có nguy cơ bị thương mại hóa và mai một theo thời gian.

Tin mới
VIDEO
Tin Tài Trợ