Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới
Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Bình Định: Tổ chức “Lễ hội Mai vàng An Nhơn lần thứ I - Năm 2023”

Kinhtedothi - Từ ngày 9/1/2023 đến 11/1/2023, UBND thị xã An Nhơn (Bình Định) tổ chức “Lễ hội Mai vàng An Nhơn lần thứ I - Năm 2023”.
Lễ hội Mai vàng An Nhơn là nơi tôn vinh những giá trị, nét đẹp văn hóa, quảng bá về đất và người An Nhơn

Theo đó, đây là chương trình nhằm giới thiệu, quảng bá “thủ phủ mai vàng”, thúc đẩy phát triển làng nghề truyền thống gắn với phát triển du lịch và tạo dựng hình ảnh địa phương.

''Lễ hội Mai vàng An Nhơn lần thứ I - Năm 2023'' diễn ra nhân kỷ niệm 190 năm danh xưng An Nhơn.

Sự kiện được tổ chức tại quảng trường trung tâm thị xã An Nhơn với rất nhiều hoạt động ấn tượng như: Triển lãm mỹ thuật tỉnh Bình Định lần thứ II; Diễu hành xe đạp - mô tô chào mừng Lễ hội; Trưng bày 190 dáng mai thanh kỳ cổ quái; Triển lãm ảnh “An Nhơn xưa và nay”; Trưng bày, giới thiệu sản phẩm làng nghề, đặc sản địa phương và sản phẩm OCOP của An Nhơn…

Thị xã An Nhơn (Bình Định) là "thủ phủ mai vàng” của miền Trung với hàng ngàn hộ dân trồng hàng triệu chậu mai cảnh cung cấp cho cả nước vào mỗi dịp xuân về. Doanh thu đạt bình quân 80 tỷ đồng/năm vào những năm trước, riêng năm 2022 đạt 150 tỷ đồng.

Sự kiện Lễ hội Mai vàng An Nhơn được định hướng trở thành hoạt động thường niên mỗi độ Xuân sang, tôn vinh những giá trị, quảng bá nét đẹp văn hóa, quảng bá về đất và người An Nhơn.

''Lễ hội Mai vàng An Nhơn lần thứ I - Năm 2023'' được tổ chức với quy mô lớn, với chủ đề “Khát vọng tỏa sáng”, dự kiến thu hút hàng chục nghìn người tham dự.

Với sự chuẩn bị chu đáo về kế hoạch, kịch bản, truyền thông và nhân lực, sự kiện không chỉ nêu bật đặc trưng riêng của cây mai vàng An Nhơn, mà còn góp phần quảng bá sản phẩm làng nghề mai truyền thống, mở rộng thị trường tiêu thụ, tăng sức cạnh tranh so với cây mai của nhiều địa phương khác.

Cùng với đó, lễ hội cũng được kỳ vọng góp phần tăng cường hoạt động xúc tiến thương mại, hỗ trợ quảng bá, giới thiệu, tìm kiếm đầu ra cho các sản phẩm làng nghề, đặc biệt là sản phẩm OCOP đến với du khách trong và ngoài tỉnh. Trong suốt thời gian sự kiện, ban tổ chức còn kết hợp giới thiệu các hoạt động văn hóa, văn nghệ, võ thuật đặc trưng của thị xã An Nhơn và tỉnh Bình Định.

Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

CẢM NHẬN CỦA BẠN VỀ BÀI VIẾT NÀY

  • Rất hay
  • Thích
  • Giải trí
  • Cần cải thiện

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Đợi chờ và hy vọng...

Đợi chờ và hy vọng...

13 Jul, 06:19 AM

Kinhtedothi - Ý tưởng về mô hình Khu Phát triển thương mại - văn hóa đang dần được định hình rõ nét trong hành trình hiện thực hóa khát vọng Thủ đô văn hiến - văn minh - hiện đại. Người Hà Nội tin mô hình ấy sẽ bảo tồn những căn tính cộng đồng khi thương hiệu địa phương không còn là tên hành chính…

Bài 3: Bệ phóng từ Luật Di sản văn hóa 2024

Bài 3: Bệ phóng từ Luật Di sản văn hóa 2024

13 Jul, 06:17 AM

Kinhtedothi - Luật Di sản văn hóa 2024 đã thể chế hóa đầy đủ đường lối, chủ trương của Đảng và Nhà nước về văn hóa, di sản văn hóa. Trong đó điểm nhấn quan trọng của Luật là chủ trương phân cấp, phân quyền mạnh mẽ hơn cho chính quyền địa phương trong quản lý, bảo vệ và phát huy giá trị di sản.

Việt Nam có di sản văn hóa thế giới thứ 9

Việt Nam có di sản văn hóa thế giới thứ 9

12 Jul, 08:19 PM

Kinhtedothi - Quần thể di tích và danh thắng Yên Tử - Vĩnh Nghiêm, Côn Sơn, Kiếp Bạc đã được UNESCO công nhận là di sản văn hóa thế giới. Đây là di sản văn hóa thế giới thứ 9 của Việt Nam.

Tin mới
VIDEO
Tin Tài Trợ