Bình Dương dự kiến sau sáp nhập còn 36 xã, phường
Kinhtedothi - Ngày 14/4, Tỉnh ủy Bình Dương tổ chức Hội nghị quán triệt, thông báo nhanh kết quả Hội nghị lần thứ XI Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII; sơ kết quý I và triển khai nhiệm vụ trọng tâm quý II; lấy ý kiến về đề án kết thúc hoạt động cấp huyện, sáp nhập cấp xã.

Toàn cảnh Hội nghị.
Tại Hội nghị, Ban Chỉ đạo đề án sắp xếp bộ máy đã báo cáo dự thảo Đề án tóm tắt sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã trên địa bàn tỉnh. Theo dự thảo Đề án, sau khi sáp nhập 91 xã, phường, thị trấn, Bình Dương sẽ còn 36 đơn vị xã, phường (12 xã và 24 phường), giảm 55 đơn vị.
Cụ thể, TP Thủ Dầu Một còn 4 phường, TP Dĩ An còn 3 phường, TP Thuận An còn 5 phường; TP Tân Uyên 5 phường, TP Bến Cát 7 phường, huyện Dầu Tiếng 4 xã, huyện Bàu Bàng 2 xã, huyện Bắc Tân Uyên 2 xã, huyện Phú Giáo 4 xã.
Về địa giới hành chính một số xã, phường khi sáp nhập không chuyển nguyên hiện trạng mà có sự điều chỉnh để phù hợp hơn trong công tác quản lý cũng như nhằm nâng cao hiệu quả phục vụ Nhân dân.
Danh sách 36 xã, phường, trụ sở và tên gọi sau khi sáp nhập như sau:
Phường Dĩ An: hợp nhất phường Dĩ An, An Bình và một phần phường Tân Đông Hiệp, trụ sở tại UBND TP Dĩ An (phường trọng điểm Dĩ An).
Phường Tân Đông Hiệp: hợp nhất phường Tân Bình, một phần phường Tân Đông Hiệp và một phần phường Thái Hòa (TP Tân Uyên), trụ sở tại phường Tân Bình.
Phường Đông Hòa: hợp nhất phường Bình An, Bình Thắng và Đông Hòa, trụ sở tại phường Đông Hòa.
Phường Thuận Giao: hợp nhất phường Thuận Giao và một phần phường Bình Chuẩn, trụ sở tại phường Bình Chuẩn.
Phường Thuận An: hợp nhất xã An Sơn, phường Hưng Định và An Thạnh, trụ sở tại phường Hưng Định.
Phường Bình Hòa: hợp nhất phường Bình Hòa và một phần phường Vĩnh Phú, trụ sở tại phường Bình Hòa.
Phường Lái Thiêu: hợp nhất phường Lái Thiêu, Bình Nhâm và một phần phường Vĩnh Phú, trụ sở tại UBND TP Thuận An (phường trọng điểm Thuận An).
Phường An Phú: hợp nhất phường An Phú và một phần phường Bình Chuẩn, trụ sở tại phường An Phú.
Phường Bình Dương: hợp nhất phường Hòa Phú, Phú Mỹ, Phú Tân và Phú Chánh (TP Tân Uyên), trụ sở tại phường Hòa Phú (phường trọng điểm Bình Dương).
Phường Thủ Dầu Một: hợp nhất phường Phú Cường, Phú Thọ, Chánh Nghĩa, một phần phường Hiệp Thành và một phần phường Chánh Mỹ, trụ sở tại UBND TP Thủ Dầu Một (phường trọng điểm Bình Dương).
Phường Chánh Hiệp: hợp nhất phường Định Hòa, Chánh Mỹ (trừ một số khu phố), Hiệp Thành và Tương Bình Hiệp, trụ sở tại phường Tương Bình Hiệp.
Phường Phú Lợi: hợp nhất phường Phú Lợi, Phú Hòa và một phần phường Hiệp Thành, trụ sở tại phường Phú Hòa.
Phường Vĩnh Tân: hợp nhất phường Vĩnh Tân và thị trấn Tân Bình (huyện Bắc Tân Uyên), trụ sở tại phường Vĩnh Tân.
Phường Bình Mỹ: hợp nhất phường Hội Nghĩa và xã Bình Mỹ (huyện Bắc Tân Uyên), trụ sở tại phường Bình Mỹ.
Phường Tân Uyên: hợp nhất xã Bạch Đằng, phường Uyên Hưng, xã Tân Lập, một phần xã Tân Mỹ và một phần xã Đất Cuốc, trụ sở tại UBND TP Tân Uyên (phường trọng điểm Tân Uyên).
Phường Tân Hiệp: hợp nhất phường Khánh Bình và Tân Hiệp, trụ sở tại phường Tân Hiệp.
Phường Tân Khánh: hợp nhất phường Thạnh Phước, xã Thạnh Hội, một phần phường Thái Hòa, phường Tân Phước Khánh và Tân Vĩnh Hiệp, trụ sở tại phường Thái Hòa.
Phường Phú An: hợp nhất phường Tân An, Hiệp An và xã Phú An, trụ sở tại phường Hiệp An.
Phường Tây Nam: hợp nhất phường An Tây, một phần xã Thanh Tuyền và một phần xã An Lập (huyện Dầu Tiếng), trụ sở tại phường An Tây.
Phường Long Nguyên: hợp nhất phường An Điền, một phần phường Mỹ Phước và xã Long Nguyên (huyện Bàu Bàng), trụ sở tại phường An Điền.
Phường Bến Cát: hợp nhất phường Mỹ Phước (trừ một phần), xã Lai Hưng và Tân Hưng (huyện Bàu Bàng), trụ sở tại UBND TP Bến Cát (phường trọng điểm Bến Cát).
Phường Thới Hòa: giữ nguyên hiện trạng.
Phường Chánh Phú Hòa: hợp nhất phường Chánh Phú Hòa và xã Hưng Hòa (huyện Bàu Bàng), trụ sở tại phường Chánh Phú Hòa.
Phường Tân Định: hợp nhất phường Hòa Lợi và Tân Định, trụ sở tại phường Hòa Lợi.
Xã Bắc Tân Uyên: hợp nhất xã Đất Cuốc, Tân Định và thị trấn Tân Thành, trụ sở tại UBND huyện Bắc Tân Uyên (xã trọng điểm Bắc Tân Uyên).
Xã Thường Tân: hợp nhất một phần xã Tân Mỹ, xã Thường Tân, Lạc An và Hiếu Liêm, trụ sở tại xã Thường Tân.
Xã Phú Giáo: hợp nhất xã An Linh, An Long và Tân Long, trụ sở tại xã An Long.
Xã Phước Thành: hợp nhất xã An Thái, Phước Sang và Tân Hiệp, trụ sở tại xã Phước Sang.
Xã Phước Hòa: hợp nhất xã Vĩnh Hòa, Phước Hòa và một phần xã Tam Lập, trụ sở tại xã Vĩnh Hòa.
Xã Phước Vĩnh: hợp nhất xã An Bình, thị trấn Phước Vĩnh và một phần xã Tam Lập, trụ sở tại UBND huyện Phú Giáo (xã trọng điểm Phú Giáo).
Xã Trừ Văn Thố: hợp nhất xã Trừ Văn Thố, Cây Trường II và một phần thị trấn Lai Uyên, trụ sở tại xã Trừ Văn Thố.
Xã Bàu Bàng: thị trấn Lai Uyên (trừ một phần), trụ sở tại UBND huyện Bàu Bàng (xã trọng điểm Bàu Bàng).
Xã Long Hòa: hợp nhất xã Long Tân, Long Hòa, một phần xã Minh Tân và một phần xã Minh Thạnh, trụ sở tại xã Long Hòa.
Xã Minh Thạnh: hợp nhất một phần xã Minh Tân, xã Minh Hòa và một phần xã Minh Thạnh, trụ sở tại xã Minh Hòa.
Xã Thanh An: hợp nhất xã Thanh An, một phần xã Định Hiệp, một phần xã Thanh Tuyền và một phần xã An Lập, trụ sở tại xã Thanh An.
Xã Dầu Tiếng: hợp nhất xã Định An, Định Thành, thị trấn Dầu Tiếng và một phần xã Định Hiệp, trụ sở tại UBND huyện Dầu Tiếng (xã trọng điểm Dầu Tiếng).
Sau Hội nghị này, Bình Dương tiếp tục khẩn trương hoàn thiện Đề án, Ban Chỉ đạo cấp tỉnh sẽ triển khai lấy ý kiến người dân, chuyên gia về các tên gọi xã, phường được đề xuất.

TP Hồ Chí Minh tiếp tục đề xuất tinh gọn, sắp xếp bộ máy
Kinhtedothi - Sở Nội vụ TP Hồ Chí Minh vừa có tờ trình gửi UBND TP để xin ý kiến về phương án tiếp tục sắp xếp tổ chức bộ máy hành chính theo ý kiến của Thường trực Ban Bí thư.

Bỏ cấp huyện, người dân có thể đối thoại với chính quyền cơ sở qua mạng xã hội
Kinhtedothi-Đó là một hình thức đối thoại giữa chính quyền địa phương cơ sở với Nhân dân khi tổ chức chính quyền địa phương 2 cấp, được đề xuất tại dự thảo Luật Tổ chức chính quyền địa phương sửa đổi, do Bộ Nội vụ đang lấy ý kiến.

Bỏ cấp huyện, đề xuất thêm thẩm quyền mới cho cấp xã
Kinhtedothi - Bộ Tư pháp đang xây dựng Dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật. Trong đó, Dự Luật bổ sung quy định về thẩm quyền ban hành văn bản quy phạm pháp luật của HĐND, UBND cấp xã để phù hợp với mô hình tổ chức chính quyền địa phương 2 cấp.