Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới
Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Bình Dương: Phong tỏa một tuyến đường vì có ca nghi mắc Covid-19

Kinhtedothi - Lực lượng chức năng tỉnh Bình Dương cho biết đang tổ chức phong tỏa tuyến đường D35, phường An Phú trên địa bàn tỉnh này vì có ca nghi mắc Covid-19 trong cộng đồng.
 Trước đó, Bình Dương cũng từng phong tỏa nhiều khu vực tại TP Thủ Dầu Một để phòng dịch Covid-19.
Tối 25/3, lực lượng chức năng TP Thuận An, tỉnh Bình Dương đã phong tỏa tuyến đường D35, khu dân cư Việt - Sing, thuộc phường An Phú do có liên quan một ca nghi dương tính với virus SARS-CoV-2.
Theo đó, trường hợp nghi mắc Covid-19 là một người đàn ông sinh năm 1977, quốc tịch Trung Quốc. Người đàn ông này đã sinh sống tại Bình Dương từ trước Tết Nguyên đán Tân Sửu đến nay.
Sau khi nhận được kết quả xét nghiệm có trường hợp dương tính với SARS-CoV-2, ngành y tế Thuận An đã tiến hành cách ly điều trị. Đồng thời, tiến hành rà soát xác định có 8 trường hợp tiếp xúc gần và đưa vào khu cách ly tập trung; lấy mẫu xét nghiệm Covid-19.
Qua xác minh ban đầu của cơ quan chức năng Bình Dương, cách đây vài ngày, người này có tới cửa khẩu Mộc Bài (tỉnh Tây Ninh) và có tiếp xúc gần với người Campuchia.
Trước khi phát hiện ca nghi mắc Covid-19 nói trên Bình Dương đang nằm trong top 10 tỉnh, TP đã qua 40 ngày không ghi nhận trường hợp mắc mới Covid-19 trong cộng đồng gồm: Hòa Bình, Điện Biên, Hà Giang, Hưng Yên, Bắc Giang, Gia Lai, Bắc Ninh, Quảng Ninh và TP Hồ Chí Minh và Bình Dương.
Tính đến 18 giờ ngày 25/3, Bộ Y tế cho biết, cả nước có tổng cộng 1.603 ca mắc Covid-19 do lây nhiễm trong nước, trong đó số lượng ca mắc mới tính từ ngày 27/1 đến nay: 910 ca, trong đó, riêng Hải Dương có 724 ca, Quảng Ninh (61 ca), Gia Lai (27 ca), Hà Nội (34 ca), Bắc Ninh (5 ca), Bắc Giang (2 ca), TP Hồ Chí Minh (36 ca ), Hoà Bình (2 ca), Hà Giang (1 ca), Điện Biên (3 ca), Bình Dương (6 ca), Hải Phòng (4 ca ), Hưng Yên (3 ca).
Dòng sự kiện:
Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

CẢM NHẬN CỦA BẠN VỀ BÀI VIẾT NÀY

  • Rất hay
  • Thích
  • Giải trí
  • Cần cải thiện

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Bài cuối: Đòn bẩy chiến lược cho sức khỏe quốc gia

Bài cuối: Đòn bẩy chiến lược cho sức khỏe quốc gia

12 Jun, 08:01 PM

Kinhtedothi - Trong bối cảnh tỷ lệ mắc các bệnh không lây nhiễm như tiểu đường, béo phì và tim mạch ngày càng gia tăng, tiêu thụ đồ uống có đường đang trở thành mối quan tâm lớn của ngành y tế và xã hội. Một trong những giải pháp được đánh giá là hiệu quả, bền vững và đã được nhiều quốc gia áp dụng thành công là việc áp thuế tiêu thụ đặc biệt đối với mặt hàng này.

Bài 2: Gánh nặng chi phí y tế

Bài 2: Gánh nặng chi phí y tế

11 Jun, 06:24 PM

Kinhtedothi - Việc tiêu thụ thường xuyên đồ uống có đường là sự gia tăng nhanh chóng của các bệnh mãn tính như tiểu đường type 2, tăng huyết áp, béo phì và bệnh tim mạch. Những căn bệnh này ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng cuộc sống của người dân, cũng như kéo theo chi phí y tế khổng lồ, tác động có hệ thống đến ngành y tế và bền vững của nền kinh tế.

Hà Nội triển khai bệnh án điện tử, tiến tới xây dựng bệnh viện thông minh

Hà Nội triển khai bệnh án điện tử, tiến tới xây dựng bệnh viện thông minh

11 Jun, 06:04 PM

Kinhtedothi - Chiều 11/6, tại hội nghị giao ban công tác khám, chữa bệnh (KCB) 6 tháng năm và triển khai nhiệm vụ 6 tháng cuối năm 2025, TS Nguyễn Đình Hưng - Phó Giám đốc phụ trách Sở Y tế Hà Nội nhấn mạnh, các cơ sở y tế cần nâng cao chất lượng KCB bảo hiểm y tế (BHYT), quản lý hiệu quả quỹ BHYT nhằm đảm bảo quyền lợi của người dân, tiến tới khám sức khỏe miễn phí.

Loạt bài: Kiểm soát đồ uống có đường: Đừng bỏ lỡ cơ hội “vàng” từ chính sách thuế

Loạt bài: Kiểm soát đồ uống có đường: Đừng bỏ lỡ cơ hội “vàng” từ chính sách thuế

10 Jun, 08:03 PM

Kinhtedothi - Đằng sau vị ngọt hấp dẫn của các loại đồ uống có đường (ĐUCĐ) là những hiểm họa âm thầm đối với sức khỏe cộng đồng. Trong bối cảnh gánh nặng bệnh tật ngày càng gia tăng và ngân sách y tế chịu nhiều sức ép, việc áp thuế đặc biệt với ĐUCĐ không chỉ là biện pháp kinh tế, mà còn là chiến lược dài hạn để bảo vệ sức khỏe người dân. Loạt bài viết của Kinh tế & Đô thị sẽ làm rõ những tác động tiêu cực của ĐUCĐ, kinh nghiệm quốc tế trong việc kiểm soát, và đề xuất chính sách thuế như một công cụ hiệu quả để đặt công tác chăm sóc sức khỏe lên vị trí ưu tiên hàng đầu.

Tin mới
VIDEO
Tin Tài Trợ