Bình Phước: cho phép xây dựng công trình trên đất nông nghiệp
Quyết định trên sẽ chính thức có hiệu lực từ ngày 20/3/2025, áp dụng cho các loại đất nông nghiệp đã chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, bao gồm cả đất trồng lúa.
Mục tiêu của quy định nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động sản xuất nông nghiệp, đồng thời đảm bảo công tác quản lý đất đai được thực hiện một cách chặt chẽ và hiệu quả.
Theo quy định, việc xây dựng công trình trên đất nông nghiệp phải tuân thủ nghiêm ngặt các nguyên tắc: đảm bảo đúng mục đích sử dụng, không gây ảnh hưởng đến khả năng sản xuất nông nghiệp và phải tuân thủ các quy định về xây dựng.
Cụ thể, quy mô xây dựng công trình trên đất nông nghiệp (không bao gồm đất trồng lúa) được quy định như sau:
Đối với khu đất có diện tích từ 200.000m² đến dưới 300.000m²: diện tích xây dựng tối đa là 300m².
Đối với khu đất có diện tích từ 300.000m² đến 500.000m²: diện tích xây dựng tối đa là 400m².
Đối với khu đất có diện tích trên 500.000m²: diện tích xây dựng tối đa là 500m².
Riêng đối với đất trồng lúa, diện tích công trình phục vụ trực tiếp sản xuất nông nghiệp không được vượt quá 500m².
Các công trình xây dựng trên đất nông nghiệp chỉ được phép xây dựng tại một vị trí duy nhất trong khu đất, không được xây dựng tầng hầm và chỉ được phép xây tối đa 1 tầng. Ngoài ra, vị trí công trình phải nằm ngoài phạm vi hành lang bảo vệ an toàn theo quy định của Luật Đất đai 2024.
Quyết định này cũng nhấn mạnh việc xây dựng phải tuân thủ nghiêm ngặt các quy định pháp luật về xây dựng và các văn bản liên quan. Việc quy định rõ ràng về diện tích và vị trí công trình không chỉ giúp hạn chế tình trạng sử dụng đất sai mục đích mà còn đảm bảo sự hài hòa giữa phát triển kinh tế và bảo vệ quỹ đất nông nghiệp.
UBND tỉnh Bình Phước giao nhiệm vụ cho UBND các huyện, thị xã, thành phố trong việc chỉ đạo thực hiện, kiểm tra và xử lý các trường hợp vi phạm. Các đơn vị này sẽ chịu trách nhiệm trước UBND tỉnh nếu để xảy ra sai phạm trong quản lý đất đai trên địa bàn.
Việc ban hành quy định mới được kỳ vọng sẽ tạo điều kiện thuận lợi hơn cho người dân và doanh nghiệp trong hoạt động sản xuất nông nghiệp, đồng thời giúp chính quyền địa phương kiểm soát chặt chẽ hơn việc sử dụng đất.

Hải Dương: Xử lý công trình rộng hàng nghìn m2 xây dựng trên đất nông nghiệp
Kinhtedothi-Tự ý chuyển đổi hàng nghìn m2 đất nông nghiệp để xây dựng thành "công viên" (huyện Tứ Kỳ, Hải Dương, UBND huyện Tứ Kỳ đã chỉ đạo các phòng, cơ quan chuyên môn phối hợp với UBND xã Hưng Đạo tổng hợp báo cáo về vi phạm đất đai để xử lý theo quy định.

Tăng cường thanh tra, xử lý vi phạm trật tự xây dựng trên đất nông nghiệp
Kinhtedothi-Thường trực HĐND Thành phố Hà Nội yêu cầu UBND Thành phố khẩn trương chỉ đạo tăng cường quản lý đất đai; rà soát, thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm về đất đai, trật tự xây dựng trên đất nông nghiệp như đất bãi ven sông, đất phát triển nông nghiệp kết hợp dịch vụ sinh thái...

Hải Phòng: biệt thự 3 tầng bị cưỡng chế do xây dựng trên đất nông nghiệp
Kinhtedothi - Tối 8/8, UBND quận Đồ Sơn cho biết đã tiến hành cưỡng chế căn nhà 3 tầng mới xây tại tổ dân phố Bắc Hải, phường Bàng La, quận Đồ Sơn, Hải Phòng.