Kinhtedothi-Ngày 12/5, Bộ Công Thương và Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật tổ chức Lễ công bố Bộ sách Lịch sử ngành Công Thương Việt Nam 1945 - 2010 và Biên niên sử Công Thương Việt Nam 2011 - 2020. Đây là sự kiện chào mừng 72 năm Ngày Truyền thống của ngành (14/5/1951 – 14/5/2023).
Bộ sách là công trình đồ sộ, được nghiên cứu, xây dựng công phu, toàn diện, sâu sắc với gần 900 trang của cuốn sách Lịch sử ngành Công thương Việt Nam 1945 - 2010” và gần 1.600 trang, trình bày hơn 1.400 sự kiện trong 2 tập Biên niên sử Công Thương Việt Nam 2011 - 2020, tập 1 (2011 - 2015) và Biên niên sử Công Thương Việt Nam 2011 - 2020, tập 2 (2016 - 2020).
Bộ trưởng Bộ Công thương Nguyễn Hồng Diên phát biểu tại buổi lễ ra mắt bộ sách. Ảnh: Hoài Nam
Đây là công trình đầu tiên nghiên cứu một cách toàn diện ngành công thương qua các thời kỳ lịch sử, qua đó nêu bật được sự lớn mạnh của ngành công thương dưới sự lãnh đạo của Đảng trong cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc và xây dựng đất nước và hội nhập quốc tế.
Phát biểu tại buổi lễ Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên khẳng định, bộ sách Lịch sử Công thương Việt Nam được nghiên cứu, xây dựng công phu, toàn diện, sâu sắc; là nguồn sử liệu quý, đồ sộ, phong phú, có độ tin cậy cao và rất có giá trị cả về mặt lý luận cũng như thực tiễn.
Cuốn sách Lịch sử ngành Công Thương Việt Nam. Ảnh: Hoài Nam
Là cơ quan xuất bản bộ sách, Phó Giám đốc Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật Phạm Thị Thinh cho biết, bộ sách Lịch sử ngành Công Thương Việt Nam 1945 - 2010 và Biên niên sử Công Thương Việt Nam 2011 - 2020 được biên soạn, xuất bản công phu, nghiêm túc, kỹ lưỡng, chú trọng cả nội dung khoa học và hình thức thể hiện.
Bộ sách đã khái quát những chặng đường phát triển đầy tự hào, những thành tựu nổi bật và cả những khó khăn, thách thức của ngành Công Thương, qua đó cho thấy những đóng góp của ngành Công Thương đối với sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc cũng như trong xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Các đại biểu tiếp cận cuốn sách lịch sử ngành công thương Việt Nam tại lễ công bố cuốn sách. Ảnh: Hoài Nam
Trong khi đó Chủ tịch Hội Khoa học lịch sử Việt Nam TS Trần Đức Cường và nhiều chuyên gia kinh tế, nhà nghiên cứu lịch sử có chung đánh giá bộ sách là nguồn sử liệu quý, phong phú, đa dạng, có độ tin cậy cao, xứng đáng được coi là một công trình quan trọng của lịch sử Việt Nam, lịch sử kinh tế Việt Nam, lịch sử Chính phủ Việt Nam
Bộ sách sẽ đóng góp vào kho tàng lý luận về xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Qua đó là khuôn khổ cho việc nghiên cứu, biên soạn các công trình lịch sử của các cơ quan, đơn vị trong ngành, phục vụ nghiên cứu các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước qua các thời kỳ.
Kinhtedothi - Bình dị, gần gũi, thân quen, là nơi chốn gặp gỡ, chuyện trò sau mỗi giờ làm việc, học tập căng thẳng, là nơi hàn huyên, tâm sự, nhỏ to đủ chuyện trên đời nơi góc phố thân quen, quán trà đá vỉa hè vẫn hiện hữu ở Hà Nội từ rất lâu và ngày ngày vẫn là điểm hẹn thân thuộc của bất kỳ ai...
Kinhtedothi - Hà Nội luôn lưu dấu tim yêu những người đã từng sống ở mảnh đất này bởi phong vị riêng có. Mỗi góc phố, mỗi con đường đều gợi nhớ bao ký ức thân thương với bốn mùa mưa nắng. Và Hà Nội trong tôi còn có thêm một mùa, đó là mùa nhớ.
Kinhtedothi-“Màu lá rừng trên màu biển xanh” không chỉ tôn vinh người lính biên phòng nơi đầu sóng mà còn lan tỏa tình cảm với cộng đồng ngư dân - những người đang ngày đêm giữ biển, giữ nghề cho quê hương.
Kinhtedothi - Tuấn nhớ như in ngày hôm đó, bố mẹ bị lũ cuốn đi, cậu may mắn bám được vào một cành cây, phía dưới là dòng nước lũ đang chảy xiết. Tưởng chừng như mọi thứ trở nên bế tắc thì một bàn tay đã chìa ra cứu Tuấn.
Kinhtedothi - Hà Nội đâu chỉ có những tòa nhà cao chót vót, tiếng còi xe ngày đêm, những giờ tan tầm đường chật như nêm người, những quán xá đông đúc, ồn ào hay những ánh đèn nhà hàng, quán ăn sang trọng...