Liên Bộ Công Thương - Tài Chính sẽ nghiên cứu ý kiến các bên liên quan từ đó xây dựng mức thuế nhập khẩu xăng dầu hợp lý trình Thủ tướng và Quốc hội quyết định, Bộ Công Thương sẽ tiếp tục hỗ trợ ngư dân miền Trung tiêu thụ hải sản... Đó là những nội dung được lãnh đạo Bộ Công Thương nêu tại cuộc họp báo thường kỳ tổ chức chiều nay (6/5).
Sẽ có mức thuế suất xăng dầu hợp lý
Hiệp hội xăng dầu Việt Nam (VINPA) vừa có Công văn số 163/HHXDVN-VP báo cáo và kiến nghị Thủ tướng Chính phủ giảm thuế nhập khẩu (NK) xăng dầu theo đúng các cam kết hiệp định thương mại (FTA) với ASEAN và Hàn Quốc. Điều này khiến người tiêu dùng và DN tiêu thụ xăng dầu cho rằng việc điều hành giá xăng dầu của Liên bộ Công Thương - Tài Chính trong thời gian qua chưa thực hiện đúng Nghị định 83/2014/NĐ-CP về kinh doanh xăng dầu. Trả lời về vấn đề này, Thứ trưởng Đỗ Thắng Hải khẳng định: Trong thời gian qua, Bộ Công Thương và Bộ Tài chính đã phối hợp điều hành giá xăng dầu tăng giảm theo đúng quy luật thị trường. Đồng thời, đăng tải công khai minh bạch cách tính giá xăng dầu, qua đó điều hành tốt hơn việc quản lý giá. “Tổ điều hành giá xăng dầu gồm đại diện Vụ Thị trường trong nước và Cục Quản lý Giá của Bộ Tài chính liên tục cập nhật giá bán xăng dầu trên thị trường quốc tế mà Việt Nam thường giao dịch mua bán như sàn giao dịch Singapore; Thông qua website Global price để so sánh giá bán giữa các sàn giao dịch từ đó áp dụng công thức tính giá bán xăng dầu trong kỳ điều chỉnh tới tăng hay giảm”, Thứ trưởng Đỗ Thắng Hải nhấn mạnh .
Kinhtedothi - Hỗ trợ ngư dân tiêu thụ hải sản. Ảnh: Nguồn internet. |
Hiệp hội xăng dầu Việt Nam (VINPA) vừa có Công văn số 163/HHXDVN-VP báo cáo và kiến nghị Thủ tướng Chính phủ giảm thuế nhập khẩu (NK) xăng dầu theo đúng các cam kết hiệp định thương mại (FTA) với ASEAN và Hàn Quốc. Điều này khiến người tiêu dùng và DN tiêu thụ xăng dầu cho rằng việc điều hành giá xăng dầu của Liên bộ Công Thương - Tài Chính trong thời gian qua chưa thực hiện đúng Nghị định 83/2014/NĐ-CP về kinh doanh xăng dầu. Trả lời về vấn đề này, Thứ trưởng Đỗ Thắng Hải khẳng định: Trong thời gian qua, Bộ Công Thương và Bộ Tài chính đã phối hợp điều hành giá xăng dầu tăng giảm theo đúng quy luật thị trường. Đồng thời, đăng tải công khai minh bạch cách tính giá xăng dầu, qua đó điều hành tốt hơn việc quản lý giá. “Tổ điều hành giá xăng dầu gồm đại diện Vụ Thị trường trong nước và Cục Quản lý Giá của Bộ Tài chính liên tục cập nhật giá bán xăng dầu trên thị trường quốc tế mà Việt Nam thường giao dịch mua bán như sàn giao dịch Singapore; Thông qua website Global price để so sánh giá bán giữa các sàn giao dịch từ đó áp dụng công thức tính giá bán xăng dầu trong kỳ điều chỉnh tới tăng hay giảm”, Thứ trưởng Đỗ Thắng Hải nhấn mạnh .
Tại buổi họp báo nhiều phóng viên đã đặt câu hỏi việc DN bán lẻ Thái Lan liên tục mua hệ thống siêu thị có vốn đầu tư nước ngoài như Big C, Metro sẽ ảnh hưởng như thế nào đến các DN bán lẻ trong nước cũng như tiêu thụ hàng Việt? Về vấn đề này Thứ trưởng Đỗ Thắng Hải với lý do đã hết giờ họp báo theo quy định nên sẽ có văn bản trả lời trực tiếp những phóng viên đã đặt câu hỏi. |
Về vấn đề thuế nhập khẩu xăng dầu vì sao chưa áp dụng theo các FTA giữa Việt Nam với ASEAN và Hàn Quốc, Thứ trưởng Hải lý giải: Việc ký kết các FTA, nhất là FTA thế hệ mới khi áp dụng có sự khác nhau. Chính vì vậy, Bộ Tài chính đã trình Chính phủ phương án thuế nhập khẩu xăng dầu bình quân gia quyền và được Thủ tướng Chính phủ đồng ý. Về vấn đề áp thuế theo đúng các FTA, Bộ Công Thương đã tập hợp ý kiến và gửi công văn báo cáo Chính phủ và các bộ ngành có liên quan, từ đó định ra mức thuế suất phù hợp. Khi có mức thuế mới, Liên bộ Công Thương - Tài chính điều hành giá xăng dầu tiệm cận với giá thế giới.
Huy động trên 90 siêu thị, DN bán lẻ thu mua hải sản
Thời gian vừa qua, việc tại các tỉnh miền Trung xảy ra hiện tượng hải sản chết bất thường với số lượng lớn, khiến dư luận đặt câu hỏi phải chăng nguyên nhân vụ việc là do Dự án Formosa (tại khu Công nghiệp Vũng Áng - Hà Tĩnh) xả chất thải độc hại ra biển? Trách nhiệm của Bộ Công Thương đến đâu trong sự việc này và có hỗ trợ ngư dân tiêu thụ sản phẩm?
Về những vấn đề này Thứ trưởng Đỗ Thắng Hải cho biết, Bộ Công Thương đã tổ chức 2 đoàn kiểm tra. Đoàn thứ nhất kiểm tra vận hành của Formosa có đúng theo các quy trình quy định trong lĩnh vực mà Bộ Công Thương phụ trách. Đoàn thứ hai kiểm tra việc sử dụng hóa chất của Formosa nhập khẩu vào Việt Nam. Theo quy định, tất cả hóa chất nhập khẩu và sử dụng đều phải đăng ký với Cục Hóa chất (Bộ Công Thương). Khi có xác nhận của cơ quan quản lý mới được phép nhập khẩu, sử dụng. Số liệu của Bộ Công Thương cho thấy trong năm 2015 và đến thời điểm tháng 5/2016, Formosa nhập 384 tấn hóa chất để làm sạch bề mặt kim loại, khử khuẩn, ổn định nước làm mát, ổn định độ pH... Từ đầu năm 2016, đã sử dụng 51 tấn hóa chất và hiện nay tồn trong kho 248 tấn.
Đối với câu hỏi đặt ra: Bộ Công Thương có tính toán được hàm lượng, số lượng hóa chất Formosa sử dụng và thải ra môi trường có mức độ an toàn đến đâu? Thứ trưởng Đỗ Thắng Hải cho biết: Việc này Bộ Tài nguyên và Môi trường sẽ có câu trả lời.
Đối với việc hỗ trợ ngư dân, sau khi có chỉ đạo của Chính phủ, Bộ Công Thương đã yêu cầu quản lý thị trường các địa phương ngăn chặn việc tiêu thụ cá không rõ nguồn gốc. Đồng thời, thiết lập đường dây nóng tới các Sở Công Thương Quảng Bình và Hà Tĩnh, yêu cầu hệ thống các kênh phân phối tiêu thụ cá đánh bắt ở vùng biển an toàn.
Theo ông Võ Văn Quyền - Vụ trưởng Vụ Thị trường trong nước (Bộ Công Thương): Hiện đã huy động trên 90 siêu thị, DN bán lẻ trên cả nước nhận tiêu thụ cá ở vùng biển miền Trung; Hỗ trợ kho lạnh công suất gần 1.000 tấn cho các công ty, siêu thị bảo quản nguồn hàng. Đồng thời Bộ Công Thương cũng đưa ra thông điệp “Người Việt ưu tiên dùng hàng Việt, giúp dân tiêu thụ cá là yêu nước”. Nhờ đó từ ngày 29/4 đến nay, lượng cá đánh bắt xa bờ tại các vùng biển miền Trung đều được tiêu thụ hết, trong đó Hà Tĩnh khoảng 270 tấn, Quảng Bình hơn 200 tấn cá”.
Trước những biến tướng của hoạt động kinh doanh bán hàng đa cấp, tại buổi giao ban do Bộ Công Thương tổ chức sáng 6/5, Bộ trưởng Bộ Công Thương Trần Tuấn Anh cho biết, sẽ ban hành chỉ thị lần 2 nhằm rà soát lại các văn bản giúp các cơ quan chức năng đấu tranh có hiệu quả với những hành vi biến tướng, trục lợi trong lĩnh vực này. Đồng thời giao Cục Quản lý cạnh tranh hướng dẫn các địa phương một số giải pháp xử lý hiệu quả các hành vi sai trái. Hiện Bộ Công Thương đã cấp phép cho khoảng 60 công ty kinh doanh đa cấp hoạt động tại Việt Nam, trong đó có gần 20% là các doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài. |