Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Bộ GD&ĐT công bố thủ tục xét thăng hạng giáo viên

Kinhtedothi- Bộ GD&ĐT vừa công bố thủ tục hành chính trong hệ thống hành chính nhà nước lĩnh vực chế độ, chính sách đối với nhà giáo thuộc phạm vi quản lý của Bộ, trong đó nêu rõ thủ tục để giáo viên/giảng viên được đăng ký dự xét thăng hạng.

Bộ GD&ĐT đã rà soát, đơn giản hóa các thủ tục hành chính liên quan đến việc xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp cho đội ngũ giáo viên, giảng viên.

Bộ GD&ĐT đơn giản hóa các thủ tục hành chính liên quan đến việc xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp cho đội ngũ giáo viên.

Theo đó, danh mục thủ tục hành chính nội bộ thuộc thẩm quyền giải quyết của Bộ GD&ĐT gồm các thủ tục xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp đối với các chức danh giảng viên.

Danh mục thủ tục hành chính nội bộ thuộc thẩm quyền giải quyết của cấp chính quyền địa phương gồm các thủ tục xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp đối với các chức danh giáo viên.

Việc công khai và chuẩn hóa các thủ tục nhằm nâng cao tính minh bạch, giảm thiểu thời gian, chi phí cho các cơ sở giáo dục và đội ngũ nhà giáo trong quá trình thực hiện thăng hạng chức danh nghề nghiệp. Đây là một trong những bước cụ thể hóa Nghị quyết số 66/NQ-CP và các chỉ đạo của Chính phủ trong cải cách thủ tục hành chính giai đoạn 2022-2025.

Đối với giáo viên, hồ sơ đăng ký xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp bao gồm các giấy tờ như sau: Sơ yếu lý lịch viên chức theo quy định hiện hành được lập chậm nhất là 30 ngày trước thời hạn cuối cùng nộp hồ sơ xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp, có xác nhận của cơ quan, đơn vị sử dụng giáo viên; bản nhận xét, đánh giá của người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập sử dụng giáo viên hoặc của người đứng đầu cơ quan có thẩm quyền quản lý đơn vị sự nghiệp công lập về các tiêu chuẩn, điều kiện đăng ký xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp của giáo viên theo quy định; văn bản phê duyệt kết quả đánh giá, xếp loại chất lượng viên chức của 3 năm công tác liền kề trước năm dự xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp.

Ngoài ra, hồ sơ đăng ký xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp của giáo viên còn cần bản sao các văn bằng, chứng chỉ theo tiêu chuẩn về trình độ đào tạo, bồi dưỡng của chức danh nghề nghiệp xét thăng hạng; các minh chứng theo tiêu chuẩn về năng lực chuyên môn, nghiệp vụ của chức danh nghề nghiệp xét thăng hạng.

Trường hợp giáo viên có một trong các văn bằng, chứng chỉ quy định tại khoản 3 Điều 9 Nghị định 115/2020 đã được sửa đổi, bổ sung tại khoản 4 Điều 1 Nghị định 85/2023 thì được xác định là đáp ứng tiêu chuẩn về khả năng sử dụng ngoại ngữ hoặc sử dụng tiếng dân tộc thiểu số của hạng chức danh nghề nghiệp đăng ký dự xét thăng hạng.

Đối với các tiêu chuẩn không có minh chứng là các văn bằng, chứng chỉ, chứng nhận, quyết định, bằng khen, giấy khen, đề tài, đề án hoặc sản phẩm được ứng dụng trong giáo dục, giảng dạy học sinh và tài liệu có liên quan thì minh chứng là biên bản đánh giá, nhận xét về khả năng đáp ứng các tiêu chuẩn đó của tổ chuyên môn, tổ bộ môn hoặc tương đương và có xác nhận của người đứng đầu cơ sở giáo dục trực tiếp quản lý, sử dụng giáo viên.

Phát triển năng lực số cho học sinh, giáo viên là hai trụ cột nền tảng

Phát triển năng lực số cho học sinh, giáo viên là hai trụ cột nền tảng

Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

CẢM NHẬN CỦA BẠN VỀ BÀI VIẾT NÀY

  • Rất hay
  • Thích
  • Giải trí
  • Cần cải thiện

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Học sinh Hà Nội đạt hai huy chương Vàng phát minh sáng chế, được tạp chí Hàn Quốc vinh danh

Học sinh Hà Nội đạt hai huy chương Vàng phát minh sáng chế, được tạp chí Hàn Quốc vinh danh

24 Apr, 09:19 PM

Kinhtedothi – Hai lần liên tiếp đạt huy chương Vàng phát minh sáng chế tổ chức tại Hàn Quốc, Vũ Hoàng Nam Khánh, lớp 11B6, Trường Vinschool Harmony được vinh danh trên tạp chí Hàn Quốc; đồng thời được GS.TS Lee Juyng, Chủ tịch Hiệp hội khoa học các Trường Đại học tại Hàn Quốc tặng Kỷ niệm chương.

Tin mới
VIDEO
Tin Tài Trợ