Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới
Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Bộ GD&ĐT chấn chỉnh tình trạng học sinh “ngồi nhầm lớp”

Kinhtedothi - Bộ Giáo dục và Đào tạo đã yêu cầu Sở GD&ĐT Quảng Trị chỉ đạo khắc phục ngay tình trạng học sinh “ngồi nhầm lớp”.
Ngày 13/4, Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Vinh Hiển cho biết, để từng bước khắc phục và không tái diễn tình trạng một số học sinh đang học tại trường thuộc huyện Hướng Hóa, tỉnh Quảng Trị không biết đọc, biết viết, Bộ GD&ĐT yêu cầu Sở GD&ĐT tỉnh Quảng Trị khẩn trương triển khai một số việc.

Cụ thể, chỉ đạo Trường tiểu học Á Túc và Trường tiểu học & THCS A Dơi khắc phục ngay tình trạng học sinh “ngồi nhầm lớp”. Hiệu trưởng hai trường nghiêm túc kiểm điểm, xác định rõ trách nhiệm của từng cá nhân liên quan, chấn chỉnh công tác quản lý chỉ đạo dạy và học của giáo viên, học sinh. Đồng thời có kế hoạch cụ thể để giúp đỡ những học sinh đang “ngồi nhầm lớp” cũng như bố trí giáo viên có kinh nghiệm, có tinh thần trách nhiệm phụ đạo, kèm cặp  từng học sinh.
Ảnh minh họa. Nguồn: Dân Trí
Ảnh minh họa. Nguồn: Dân Trí
Bộ GD&ĐT cũng yêu cầu Sở GD&ĐT Quảng Trị chỉ đạo chặt chẽ công tác kiểm tra, đánh giá học sinh trong năm học, cuối học kỳ, cuối năm học. Tất cả các trường trong tỉnh rà soát trình độ học sinh, phân loại và có biện pháp kịp thời giúp đỡ để học sinh có thể đạt yêu cầu theo chuẩn kiến thức, không để xuất hiện thêm những học sinh “ngồi nhầm lớp”.

Trước đó, ngày 1/4, Báo Nông thôn ngày nay có bài viết “7 năm đi học không viết nổi tên mình”. Ngay sau khi biết thông tin, Bộ GD&ĐT đã cử đoàn công tác đến hai trường để xác minh và chỉ đạo. Kết quả cho thấy về cơ bản bài báo đã phản ánh đúng sự thật. Tại Trường tiểu học Á Túc, có 3 em học sinh Hồ Văn Thế, Hồ Văn Quyền (lớp 5) và Hồ Văn Thùy (lớp 4) không đọc được, chỉ viết được vài chữ đơn giản.

Phòng khám khu vực vùng Lìa và Bệnh viện đa khoa Hướng Hóa chứng nhận đây là 3 học sinh khuyết tật. Em Hồ Văn Thùy và Hồ Văn Thế có vấn đề thần kinh, Hồ Văn Quyền bị điếc bẩm sinh. Em Hồ Xuân Luật được xác minh không thường xuyên đến trường nhưng vẫn được giấy khen học sinh tiên tiến.

Tại trường Tiểu học và THCS A Dơi, 3 em Hồ Văn Thắng, Hồ Văn Nhơ và Hồ Văn Hơm (lớp 7) hạn chế khả năng đọc, tính toán chỉ làm được những bài cộng trừ đơn giản, không đạt yêu cầu học sinh trình độ lớp 7.
Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

CẢM NHẬN CỦA BẠN VỀ BÀI VIẾT NÀY

  • Rất hay
  • Thích
  • Giải trí
  • Cần cải thiện

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Thí sinh, phụ huynh kể chuyện “chốt” trường vào lớp 10

Thí sinh, phụ huynh kể chuyện “chốt” trường vào lớp 10

12 Jul, 10:32 AM

Kinhtedothi - Kỳ thi lớp 10 năm học 2025 – 2026 tại Hà Nội dần khép lại, đa số học sinh đã chốt được ngôi trường mình tiếp tục theo học ở bậc THPT. Tuy nhiên, vẫn có số ít em, hoặc đỗ nhiều nguyện vọng, hoặc không đỗ nguyện vọng nào, vẫn đang xuôi ngược tìm kiếm, tính toán để “chốt” trường.

Sức hút đặc biệt của ngành giáo dục mầm non

Sức hút đặc biệt của ngành giáo dục mầm non

12 Jul, 05:01 AM

Kinhtedothi - Giáo dục mầm non là một ngành sư phạm đặc thù bởi đối tượng được chăm sóc, nuôi dưỡng và giáo dục chính là trẻ em - những mầm xanh tương lai của đất nước. Tuy là ngành học đòi hỏi nhiều tâm sức và đặc biệt vất vả, nhưng sức hút của nghề này lại vô cùng mạnh mẽ theo cách rất riêng.

Tự chủ đại học – Cơ hội nào để phát triển?

Tự chủ đại học – Cơ hội nào để phát triển?

11 Jul, 09:33 PM

Kinhtedothi - Ngày 11/7, Cổng Thông tin điện tử Chính phủ tổ chức Tọa đàm với chủ đề "Tự chủ đại học – Cơ hội nào để phát triển?" nhằm nhận diện những điểm nghẽn, thách thức và cơ hội trong quá trình đổi mới giáo dục đại học.

Tin mới
VIDEO
Tin Tài Trợ