Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới
Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Bộ GD&ĐT gỡ khó việc giảng dạy môn tích hợp

Kinhtedothi – Bộ GD&ĐT vừa có văn bản hướng dẫn các địa phương tháo gỡ khó khăn trong việc dạy môn Khoa học tự nhiên, Lịch sử và Địa lý, Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp.
Học sinh Trường THCS Thái Thịnh- Đống Đa trong một tiết Khoa học tự nhiên (Ảnh: FBNT)
Học sinh Trường THCS Thái Thịnh- Đống Đa trong một tiết Khoa học tự nhiên (Ảnh: FBNT)

Tại văn bản này, Bộ GD&ĐT đề nghị Sở GD&ĐT hướng dẫn các cơ sở giáo dục phổ thông tiếp tục xây dựng và thực hiện kế hoạch giáo dục nhà trường theo các văn bản hướng dẫn của Bộ đảm bảo chất lượng, hiệu quả.

Bộ cũng lưu ý các nhà trường thực hiện việc phân công giáo viên, xây dựng kế hoạch và tổ chức các môn Khoa học tự nhiên, Lịch sử và Địa lý, Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp.

Cụ thể, môn Khoa học tự nhiên có bốn mạch nội dung xuyên suốt, gồm: Chất và sự biến đổi của chất, Năng lượng và sự biến đổi, Vật sống, Trái đất và bầu trời. Bộ đề nghị phân công giáo viên có chuyên môn phù hợp với nội dung dạy học. Việc để giáo viên dạy từ hai mạch nội dung trở lên hoặc toàn bộ môn phải thực hiện từng bước, đảm bảo về chuyên môn.

Bộ lưu ý các trường xây dựng kế hoạch dạy học phù hợp với mạch nội dung, linh hoạt để xếp thời khóa biểu được khoa học, đảm bảo tính sư phạm và khả năng thực hiện của thầy cô.

Về kiểm tra, đánh giá, thầy cô chủ trì môn học ở mỗi lớp sẽ phối hợp với giáo viên khác để thống nhất điểm. Ma trận, nội dung bài kiểm tra định kỳ cần được xây dựng phù hợp với nội dung và thời lượng dạy học của chương trình.

Với môn Lịch sử và Địa lý, các trường có thể bố trí dạy hai phân môn Lịch sử và Địa lý đồng thời trong học kỳ. Việc kiểm tra, đánh giá thường xuyên và định kỳ cũng được thực hiện trong quá trình dạy theo từng phân môn.

Với hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp, trường phân công giáo viên có chuyên môn phù hợp với từng nội dung, ưu tiên giáo viên phụ trách theo từng chủ đề.

Quá trình trải nghiệm có thể là hoạt động của cá nhân, nhóm nhỏ hoặc nhóm lớn, ở trong và ngoài lớp học, trong và ngoài nhà trường, tùy theo nội dung và tính chất của hoạt động.

Theo tiến trình thực hiện Chương trình Giáo dục phổ thông 2018, năm học 2021- 2022, Chương trình được thực hiện với lớp 6 với sự xuất hiện của các môn tích hợp. Học sinh THCS không học Sinh học, Vật lý, Hóa học, Lịch sử, Địa lý riêng lẻ mà học Khoa học Tự nhiên, Lịch sử và Địa lý.

Xuất phát từ việc thiếu giáo viên; giáo viên hiện có chỉ được đào tạo đơn môn, chưa có giáo viên được đào tạo liên môn; thiếu cơ sở vật chất, đồ dùng, dụng cụ dạy học..., các môn tích hợp được xác định là môn học khó khăn nhất, rắc rối nhất, điểm nghẽn lớn nhất trong thực hiện Chương trình Giáo dục phổ thông 2018.

Tại sự kiện "Bộ trưởng Bộ GD&ĐT gặp gỡ nhà giáo, cán bộ quản lý, nhân viên ngành giáo dục" tổ chức ngày 15/8, Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Kim Sơn gợi mở: "Căn cứ thực tế, lãnh đạo Bộ GD&ĐT thống nhất xem xét điều chỉnh việc dạy các môn tích hợp ở bậc THCS. Dù điều chỉnh thế nào cũng cố gắng không gây xáo trộn đội ngũ hiện nay, nhất là đội ngũ đã được đào tạo, bồi dưỡng. Việc thay đổi chỉ tốt hơn, hiệu quả hơn cho việc đổi mới. Nếu có, đó sẽ là điều chỉnh lớn nhưng phù hợp với yêu cầu đổi mới giáo dục”.

 

Bài cuối: Điều không thể sắp trở thành có thể

Bài cuối: Điều không thể sắp trở thành có thể

Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

CẢM NHẬN CỦA BẠN VỀ BÀI VIẾT NÀY

  • Rất hay
  • Thích
  • Giải trí
  • Cần cải thiện

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Gần 2.100 người tập sự đủ điều kiện tham dự Kỳ kiểm tra kết quả tập sự hành nghề luật sư đợt 1/2025

Gần 2.100 người tập sự đủ điều kiện tham dự Kỳ kiểm tra kết quả tập sự hành nghề luật sư đợt 1/2025

08 May, 03:36 PM

Kinhtedothi - Liên đoàn Luật sư Việt Nam vừa công bố danh sách người tập sự hành nghề luật sư đủ và không đủ điều kiện tham dự kỳ kiểm tra kết quả tập sự đợt 1 năm 2025. Đây là bước sàng lọc quan trọng nhằm bảo đảm chất lượng đội ngũ luật sư kế cận, đáp ứng yêu cầu đổi mới và hội nhập sâu rộng của ngành luật Việt Nam.

Hướng tới chất lượng giáo dục toàn diện

Hướng tới chất lượng giáo dục toàn diện

02 May, 05:01 AM

Kinhtedothi - Hà Nội nên xem xét, miễn phí bữa ăn trưa cho học sinh công lập để vừa phát triển thể trạng cho học sinh, vừa giảm áp lực đưa đón cho phụ huynh là gợi ý của Tổng Bí thư Tô Lâm tại buổi tiếp xúc cử tri Hà Nội mới đây. Ý kiến này được đánh giá là chính sách hợp lòng dân và tạo được sự đồng thuận của dư luận, cử tri cả nước.

Tin mới
VIDEO
Tin Tài Trợ