Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới
Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Bộ Giao thông yêu cầu Tổng thầu đường sắt Cát Linh - Hà Đông tuân thủ đúng tiến độ

Kinhtedothi - Bộ trưởng Nguyễn Văn Thể yêu cầu các đơn vị có liên quan sớm kết thúc Dự án Đường sắt đô thị Hà Nội, tuyến Cát Linh - Hà Đông, không thể để kéo dài mãi vì "Quốc hội, người dân rất trông chờ vào dự án này".
Bộ trưởng Nguyễn Văn Thể chủ trì cuộc họp sáng 22/12. Ảnh: VH.
Sáng 22/12, Bộ trưởng Nguyễn Văn Thể đã chủ trì cuộc họp giữa Bộ Giao thông vận tải cùng Công ty Hữu hạn Tập đoàn Cục 6 đường sắt Trung Quốc (Tổng thầu EPC) và các nhà thầu tư vấn giám sát về việc thực hiện, rà soát, thúc đẩy tiến độ thực hiện Dự án Đường sắt đô thị Hà Nội, tuyến Cát Linh - Hà Đông.
Phát biểu tại cuộc họp, Bộ trưởng Nguyễn Văn Thể đánh giá cao vai trò của Dự án đường sắt trên cao Cát Linh - Hà Đông do Trung Quốc tài trợ vốn ODA cho Việt Nam. Đồng thời, yêu cầu các đơn vị có liên quan tập trung đề ra những giải pháp cụ thể để kết thúc Dự án, không thể để kéo dài mãi vì "Quốc hội, người dân rất trông chờ vào dự án này".

Báo cáo tình hình thực hiện Dự án, ông Vũ Hồng Phương - Phó Giám đốc Ban Quản lý Dự án đường sắt cho biết, đến nay, khối lượng xây lắp của Dự án đã hoàn thành 95%. Gồm toàn bộ các hạng mục như trụ, dầm cầu trên cao; kết cấu và kiến trúc của 12 nhà ga; mặt bằng và kết cấu chính của 15/16 đơn thể kiến trúc khu Depot; đường ray tuyến chính, tuyến nhánh và trong khu Depot; tường chống ồn...

Khối lượng còn lại 5% gồm hoàn thiện các đơn thể và hạ tầng khu Depot; hoàn thiện một số công việc còn lại của nhà ga do liên quan đến lắp đặt thiết bị (lan can, trần, sàn tĩnh điện, cửa…).

Về công tác sản xuất, chế tạo toàn bộ 13 đoàn tàu, đến thời điểm này đã hoàn thành. Hiện đã vận chuyển về đến công trường 9 đoàn tàu, còn lại 4 đoàn tàu đang được vận chuyển về theo kế hoạch. 60% khối lượng thiết bị đã được nhập khẩu về công trường; 40% khối lượng đã được lắp đặt (thông tin, tín hiệu, cấp điện, ray tiếp xúc, chiếu sáng…). Cơ bản đã hoàn thành công tác đào tạo nhân lực.

Phó Giám đốc Ban Quản lý Dự án đường sắt đánh giá, trong năm 2017, Dự án luôn đảm bảo an toàn, không xảy ra sự cố. Trên toàn tuyến không còn hệ thống hàng rào thi công chiếm dụng lòng lề đường, không ảnh hưởng đến sinh hoạt của người dân khu vực Dự án.

Về công tác chuyển giao, hiện Tổng thầu mới trình nộp kế hoạch vận hành sơ bộ, chưa trình nộp kế hoạch vận hành khai thác chi tiết, quy trình bảo dưỡng và các tài liệu liên quan. Ban Quản lý Dự án đang yêu cầu Tổng thầu xây dựng kế hoạch hoàn thành bàn giao đưa vào khai thác Dự án để các bên liên quan chuẩn bị thực hiện tham gia phần việc của mình.
Dự án Đường sắt đô thị Hà Nội, tuyến Cát Linh - Hà Đông.
Liên quan đến Hiệp định vay vốn bổ sung 250 triệu USD, ông Vũ Hồng Phương cho biết, đây chính là nguyên nhân chính ảnh hưởng đến tiến độ Dự án trong năm nay.

"Bộ Tài chính hoàn tất các thủ tục và gửi Ngân hàng xuất nhập khẩu Trung Quốc (CEB). Tuy nhiên đến nay, phía Ngân hàng vẫn đang xem xét và chưa có văn bản chính thức thông báo Hiệp định đã có hiệu lực. Ban Quản lý Dự án đề nghị Bộ Giao thông vận tải làm việc với Đại sứ quán Trung Quốc tại Việt Nam thúc đẩy CEB sớm có thông báo Hiệp định có hiệu lực để sớm triển khai công tác giải ngân cho Dự án", Phó Giám đốc Ban Quản lý Dự án đường sắt nói.

Về phía Tổng thầu EPC, ông Đường Hồng - Giám đốc điều hành dự án khẳng định, cơ bản hiện nay không có vướng mắc về thi công hiện trường. Về tổ chức sản xuất, mua sắm, lắp đặt thiết bị, hoàn thiện các hạng mục còn lại cũng không có vướng mắc. Hiện Tổng thầu đã ứng 65 triệu USD vốn lưu động để trả cho các nhà thầu, song vẫn còn nợ nhà thầu Việt Nam 600 tỷ đồng.

Sau khi nghe các đơn vị liên quan trình bày, nêu ý kiến, Bộ trưởng Nguyễn Văn Thể ghi nhận nỗ lực cao của các cơ quan trực thuộc Bộ, Tổng thầu EPC đảm bảo hoàn thành cơ bản phần xây lắp, sắp tới chủ yếu tập trung vào công tác lắp đặt vận hành.

Nêu bật ý nghĩa của việc hoàn thành Dự án trong quan hệ giữa hai nước, Bộ trưởng đề nghị Tổng thầu, Tư vấn giám sát cùng các cơ quan của Việt Nam phối hợp chặt chẽ, nỗ lực hoàn thành sớm nhất công trình này. Đồng thời yêu cầu Lãnh đạo cao nhất của Tổng thầu cam kết tuân thủ kế hoạch tiến độ điều chỉnh lần này với Bộ Giao thông vận tải.
Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

CẢM NHẬN CỦA BẠN VỀ BÀI VIẾT NÀY

  • Rất hay
  • Thích
  • Giải trí
  • Cần cải thiện

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Kịch bản vận hành khoa học sẽ giảm thiểu ùn tắc giao thông

Kịch bản vận hành khoa học sẽ giảm thiểu ùn tắc giao thông

05 Jul, 09:50 PM

Trao đổi với Kinh tế & Đô thị, chuyên gia giao thông, thạc sĩ Vũ Hoàng Chung cho rằng, tổ chức giao thông (TCGT) là yếu tố vô cùng quan trọng. TCGT là kịch bản để vận hành hệ thống giao thông, càng khoa học sẽ càng phát huy tác dụng giảm thiểu ùn tắc giao thông (UTGT), tối ưu hóa năng lực cho hạ tầng.

Điều chỉnh hàng loạt biển chỉ dẫn đường bộ sau sáp nhập

Điều chỉnh hàng loạt biển chỉ dẫn đường bộ sau sáp nhập

04 Jul, 03:28 PM

Kinhtedothi - Cục Đường bộ Việt Nam vừa có văn bản gửi Sở Xây dựng các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, các nhà đầu tư, doanh nghiệp dự án PPP về đường bộ... về việc cập nhật, điều chỉnh thông tin biển chỉ dẫn đường bộ phù hợp với đơn vị hành chính cấp tỉnh, cấp xã sau sắp xếp, sáp nhập.

Bất cập trong tổ chức sát hạch lái xe

Bất cập trong tổ chức sát hạch lái xe

04 Jul, 06:51 AM

Kinhtedothi - Hà Nội đã bắt đầu tổ chức sát hạch, cấp giấy phép lái xe, song vẫn còn hơn 70.000 người dân chờ tới lượt. Nhu cầu cao nhưng sát hạch lại “nhỏ giọt” khiến áp lực ngày càng lớn, đòi hỏi các cơ quan chức năng sớm có giải pháp tháo gỡ những khó khăn trong lĩnh vực này.

Tin mới
VIDEO
Tin Tài Trợ