Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới
Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Bộ Khoa học và Công nghệ: tư duy lớn, hành động quyết liệt

Kinhtedothi - Với cách làm mới, hành động quyết liệt, trách nhiệm, các nhiệm vụ trọng tâm của Bộ KH&CN trong nửa đầu năm đã được triển khai hiệu quả, tạo ra những giá trị thực chất, đóng góp tích cực vào sự phát triển chung của đất nước.

Ngày 14/7/2025, tại Hà Nội, Bộ KH&CN tổ chức Hội nghị sơ kết 6 tháng đầu năm 2025 và triển khai nhiệm vụ 6 tháng cuối năm.  

Dẫn dắt 4 trụ cột then chốt

Thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW về đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy theo hướng tinh gọn, hiệu lực, hiệu quả. Từ ngày 1/3/2025, Bộ KH&CN chính thức hoạt động theo mô hình tổ chức mới sau hợp nhất hai cơ quan cấp Bộ (Thông tin và Truyền thông và KH&CN), đánh dấu bước chuyển có tính lịch sử trong cấu trúc bộ máy quản lý nhà nước.

Hợp nhất không chỉ là sáp nhập tổ chức, mà là quá trình tái cấu trúc toàn diện từ cơ chế điều hành, chức năng nhiệm vụ, đến văn hóa tổ chức và mô hình quản trị. Bộ KH&CN mới được định vị là cơ quan chủ lực dẫn dắt 4 trụ cột then chốt: Khoa học - Công nghệ - Đổi mới sáng tạo - Chuyển đổi số.

Bộ trưởng Bộ KH&CN Nguyễn Mạnh Hùng phát biểu tại hội nghị.

Nổi bật là Bộ KH&CN đã chủ trì, tham mưu Bộ Chính trị ban hành Nghị quyết số 57-NQ/TW ngày 22/12/2024 về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia, trình Quốc hội thông qua 5 dự án Luật, tạo hành lang pháp lý đột phá cho sự phát triển của ngành, bao gồm: Luật Khoa học, Công nghệ và Đổi mới sáng tạo; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa; Luật Năng lượng nguyên tử (sửa đổi) và Luật Công nghiệp công nghệ số.

Đồng thời, Bộ KH&CN đã tập trung ưu tiên mọi nguồn lực để triển khai công tác sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy theo tinh thần Nghị quyết số 18- NQ/TW, đảm bảo đúng tiến độ và yêu cầu đề ra.

Công tác tổ chức thực thi pháp luật cũng được triển khai khẩn trương, đặc biệt là việc hướng dẫn thực hiện phân cấp, phân quyền theo Nghị định số 132/2025/NĐ-CP và Nghị định số 133/2025/NĐ-CP của Chính phủ.

Với cách làm mới, hành động quyết liệt, trách nhiệm, các nhiệm vụ trọng tâm của ngành trong 6 tháng đầu năm đã được triển khai hiệu quả, tạo ra những giá trị thực chất, đóng góp tích cực vào sự phát triển chung của đất nước.

Trong 6 tháng đầu năm 2025, doanh thu toàn ngành KH&CN ước đạt 2.400.035 tỷ đồng, tăng 16% so với cùng kỳ năm 2024 và ước đạt 53% kế hoạch năm 2025. Nộp ngân sách Nhà nước ước đạt 54.317 tỷ đồng, tăng 10% so với cùng kỳ năm trước và ước đạt 53% kế hoạch năm 2025.

Đóng góp vào GDP của ngành KH&CN ước đạt 537.769 tỷ đồng, tăng 15% so với cùng kỳ năm trước và ước đạt 52% kế hoạch năm 2025. Tổng số lao động toàn ngành tính đến tháng 6/2025 ước khoảng 1.673.916 lao động, tăng 4% so với cùng kỳ năm trước.

Bộ KH&CN đã thực hiện phân quyền, phân cấp 78 nhiệm vụ, phân định thẩm quyền 6 nhiệm vụ từ cấp huyện xuống cấp xã và lên cấp tỉnh.

Bộ cũng đã ban hành 2 thông tư chuyên ngành hướng dẫn triển khai, đồng thời công bố danh mục thủ tục hành chính sửa đổi, bổ sung và bãi bỏ theo Quyết định số 1442/QĐ-BKHCN. Mô hình “một cửa - một cửa liên thông” được áp dụng trên diện rộng, tạo điều kiện thuận lợi cho người dân và DN.

Quang cảnh hội nghị.

Kiến tạo, điều phối, thúc đẩy hệ sinh thái khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo

Xác định 6 tháng cuối năm 2025 là thời điểm “bản lề” cho việc hoàn thành thắng lợi kế hoạch 5 năm 2021–2025, Bộ KH&CN đề ra nhiều nhiệm vụ trọng tâm vừa cấp bách vừa chiến lược. Trước tiên là triển khai toàn diện công tác chuẩn bị Đại hội Đảng bộ các cấp, hướng tới Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIV. Bộ đang xây dựng các văn kiện có tầm nhìn dài hạn, đồng thời chuẩn bị phương án nhân sự cấp ủy bảo đảm tiêu chí “dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm”.

Trên phương diện quản lý Nhà nước, Bộ xác định xây dựng thể chế là khâu then chốt để phát triển đồng bộ hệ sinh thái khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số. Trong 6 tháng cuối năm, Bộ sẽ trình Quốc hội 4 dự án luật mới: Luật Chuyển đổi số (đóng vai trò luật khung liên ngành), Luật sửa đổi Luật Sở hữu trí tuệ, Luật Công nghệ cao, và Luật Chuyển giao công nghệ

Cùng với đó, 16 nghị định và hàng loạt thông tư hướng dẫn sẽ được hoàn thiện và ban hành, đặc biệt tập trung vào các cơ chế về khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo, đầu tư mạo hiểm và chuyển giao công nghệ. Bộ cũng đang đẩy mạnh triển khai các chương trình chiến lược như phát triển công nghiệp công nghệ số, trọng dụng nhân tài, chiến lược sở hữu trí tuệ và tiêu chuẩn quốc gia

Đáng chú ý, Bộ đang xây dựng Đề án thành lập các DN công nghệ chiến lược quy mô lớn, thúc đẩy sản phẩm công nghệ mũi nhọn như: Trí tuệ nhân tạo (AI), bán dẫn, công nghệ lượng tử, an ninh mạng... đồng thời chuẩn bị công bố danh sách các công nghệ chiến lược có tính đột phá, cấp thiết trong tháng 8 tới.

Trong bối cảnh mô hình chính quyền số 2 cấp đang được thiết kế, Bộ KH&CN đã triển khai hàng loạt giải pháp thực tiễn như phát hành văn bản hướng dẫn triển khai Trợ lý ảo AI, nền tảng học tập kỹ năng số mở đại trà, nền tảng giám sát điện tử EMC; ban hành khung kiến trúc Chính phủ số Việt Nam phiên bản 4.0, và bộ chỉ số đánh giá mức độ chuyển đổi số của các bộ, ngành, địa phương.

Với tư duy lớn, hành động quyết liệt, Bộ KH&CN đang phát huy vai trò nhạc trưởng kiến tạo, điều phối, thúc đẩy sự phát triển của cả hệ sinh thái khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số.

Cao Bằng: giải pháp triển khai hiệu quả nhiệm vụ phát triển khoa học công nghệ và chuyển đổi số

Cao Bằng: giải pháp triển khai hiệu quả nhiệm vụ phát triển khoa học công nghệ và chuyển đổi số

Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

CẢM NHẬN CỦA BẠN VỀ BÀI VIẾT NÀY

  • Rất hay
  • Thích
  • Giải trí
  • Cần cải thiện

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Điện Biên: Hợp tác xã loay hoay tìm lối ra

Điện Biên: Hợp tác xã loay hoay tìm lối ra

14 Jul, 05:16 PM

Kinhtedothi - Dù được kỳ vọng là động lực phát triển kinh tế nông thôn, nhiều hợp tác xã (HTX) tại tỉnh Điện Biên vẫn hoạt động cầm chừng, thiếu hiệu quả, khó cạnh tranh và chưa phát huy vai trò trong nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống cho thành viên.

Định hướng phát triển nông nghiệp An Giang từ một hội thảo khoa học

Định hướng phát triển nông nghiệp An Giang từ một hội thảo khoa học

14 Jul, 02:08 PM

Kinhtedothi – Tại Hội thảo “Định hướng phát triển kinh tế - xã hội và góp ý Văn kiện Đại hội Đảng bộ tỉnh An Giang nhiệm kỳ 2025 - 2030” sáng 14/7, Phó Chủ tịch Quốc hội Lê Minh Hoan đã tới dự và có bài phát biểu góp ý về định hướng phát triển nông nghiệp An Giang.

Tin mới
VIDEO
Tin Tài Trợ