Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới
Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Bộ Nội vụ đề xuất 85% nhiệm vụ chuyển xuống cơ sở khi thực hiện chính quyền địa phương 2 cấp

Kinhtedothi - Bộ Nội vụ đang lấy ý kiến về dự Luật Tổ chức chính quyền địa phương (sửa đổi). Dự kiến được trình Kỳ họp thứ 9 của Quốc hội khóa XV, dự Luật này nhằm tinh gọn tổ chức, tăng cường phân cấp, phân quyền giữa các cấp chính quyền.

Bộ Nội vụ đang lấy ý kiến về dự Luật Tổ chức chính quyền địa phương (sửa đổi). Dự kiến được trình Kỳ họp thứ 9 của Quốc hội khóa XV, Dự Luật này nhằm tinh gọn tổ chức, tăng cường phân cấp, phân quyền giữa các cấp chính quyền.

Dự luật được xây dựng triển khai thực hiện chủ trương của Đảng về tinh gọn tổ chức, bộ máy của hệ thống chính trị (không tổ chức cấp huyện, thực hiện mô hình chính quyền địa phương 2 cấp sau khi sửa Hiến pháp 2013); đồng thời đề xuất mô hình chính quyền địa phương 2 cấp gồm cấp tỉnh (tỉnh, thành phố (TP) trực thuộc trung ương (T.Ư) và cấp cơ sở (xã, phường, đặc khu).

Đề xuất 85% nhiệm vụ chuyển xuống cơ sở

Đáng chú ý, dự thảo Tờ trình nêu rõ dự Luật sửa đổi các quy định liên quan việc phân định nhiệm vụ, quyền hạn của chính quyền địa phương cấp tỉnh, cấp cơ sở; đẩy mạnh phân quyền, phân cấp giữa T.Ư với địa phương và giữa chính quyền địa phương cấp tỉnh với chính quyền địa phương cấp cơ sở.

Trên cơ sở mô hình chính quyền địa phương 2 cấp (gồm cấp tỉnh và cấp cơ sở), phân định rõ nhiệm vụ, quyền hạn của từng cấp chính quyền địa phương.

Trong đó, cấp tỉnh tập trung ban hành cơ chế, chính sách, chiến lược, quy hoạch và quản lý vĩ mô, các vấn đề có tính chất liên vùng, liên cơ sở, vượt quá năng lực giải quyết của cơ sở, đòi hỏi chuyên môn sâu và bảo đảm tính thống nhất trên toàn cấp tỉnh.

Cấp cơ sở là cấp tổ chức thực hiện chính sách (từ T.Ư, cấp tỉnh), tập trung vào các nhiệm vụ phục vụ người dân, trực tiếp giải quyết các vấn đề của cộng đồng dân cư, cung cấp những dịch vụ công cơ bản, thiết yếu cho người dân trên địa bàn; các nhiệm vụ cần sự tham gia của cộng đồng, phát huy tính chủ động, sáng tạo của cấp cơ sở.

Cụ thể, với chính quyền địa phương cấp tỉnh, ngoài các nhiệm vụ, quyền hạn hiện hành, sẽ được bổ sung một số nhiệm vụ, quyền hạn của cấp huyện (trước khi giải thể) vượt quá khả năng thực hiện của cấp cơ sở (sau sắp xếp).

Theo dự thảo, qua rà soát, dự kiến khoảng 15% nhiệm vụ, quyền hạn của cấp huyện hiện nay phải chuyển giao cho cấp tỉnh thực hiện.

Theo dự Luật Tổ chức chính quyền địa phương, Bộ Nội vụ đề xuất 85% nhiệm vụ, quyền hạn của cấp huyện hiện nay chuyển giao cho cấp cơ sở thực hiện

Với chính quyền địa phương cấp cơ sở, ngoài các nhiệm vụ, quyền hạn của chính quyền địa phương cấp xã theo quy định hiện hành thì chuyển đa số nhiệm vụ, quyền hạn của cấp huyện để giao cho cấp cơ sở.

Theo đó, chuyển đa số nhiệm vụ, quyền hạn của chính quyền địa phương huyện cho chính quyền địa phương xã; chuyển đa số nhiệm vụ, quyền hạn của chính quyền địa phương quận, TP thuộc tỉnh, TP thuộc TP trực thuộc T.Ư, thị xã cho phường thực hiện.

Việc này nhằm giải quyết các công việc hành chính, cung cấp nhu cầu thiết yếu của người dân trên địa bàn, với nguyên tắc ưu tiên cho cấp cơ sở, theo đó nếu cấp cơ sở thực hiện tốt thì phân quyền, phân cấp cho cấp cơ sở thực hiện; trừ những công việc vượt quá khả năng của cấp cơ sở mới giao cấp tỉnh thực hiện.

Qua rà soát dự kiến có 85% nhiệm vụ, quyền hạn của cấp huyện hiện nay sẽ chuyển giao cho cấp cơ sở thực hiện.

Đẩy mạnh phân cấp, ủy quyền cấp cơ sở

Để thực hiện nhất quán nguyên tắc "địa phương quyết, địa phương làm, địa phương chịu trách nhiệm", nhằm nâng cao năng lực quản trị của cấp cơ sở, tăng cường hiệu năng, hiệu lực, hiệu quả trong quản lý nhà nước và thúc đẩy phát triển KT-XH của địa phương, dự Luật cũng quy định căn cứ tình hình thực tiễn, cấp tỉnh đẩy mạnh phân cấp, ủy quyền các nhiệm vụ, quyền hạn của mình cho cấp cơ sở.

Đặc biệt, đẩy mạnh phân cấp, ủy quyền cho chính quyền địa phương phường để quản lý và phát triển đô thị, phát triển kinh tế đô thị.

Đồng thời, đẩy mạnh phân cấp, ủy quyền cho chính quyền địa phương đặc khu tự chủ quản lý nhà nước vùng hải đảo, bảo đảm ứng phó linh hoạt, chủ động với tình huống đột xuất, bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ quốc gia; phát huy lợi thế, tiềm năng kinh tế biển, hội nhập kinh tế quốc tế, bảo đảm thu hút người dân ra sinh sống, bảo vệ và phát triển hải đảo.

Song song đó, dự Luật quy định nội dung chuyển tiếp các vấn đề quan trọng, cấp bách để bảo đảm hoạt động chính quyền địa phương diễn ra liên tục, thông suốt... khi chuyển từ mô hình 3 cấp sang 2 cấp.

Theo đó, cơ bản trong vòng 2 năm kể từ ngày luật có hiệu lực (1/7/2025), giao Chính phủ ban hành văn bản thuộc thẩm quyền phân định lại nhiệm vụ, quyền hạn chính quyền địa phương, điều chỉnh các quy định liên quan để thống nhất áp dụng trong thời gian chưa sửa đổi, bổ sung các luật, pháp lệnh, nghị quyết, định kỳ báo cáo UBTV Quốc hội. Trường hợp liên quan đến luật, nghị quyết của Quốc hội thì báo cáo Quốc hội tại kỳ họp gần nhất.

Cùng đó, quy định thời hạn để các cơ quan của chính quyền địa phương cấp huyện phải bàn giao công việc, hồ sơ, tài liệu, tài chính, ngân sách, trụ sở, tài sản, cơ sở vật chất khác có liên quan cho các cơ quan, tổ chức, đơn vị có thẩm quyền (15 ngày); quy định về hiệu lực và thẩm quyền xử lý các văn bản của chính quyền địa phương cấp huyện (sau khi giải thể)…

Cũng trong Dự Luật này, Bộ Nội vụ đề xuất quy định chấm dứt việc tổ chức mô hình chính quyền đô thị đang thực hiện tại Hà Nội, TP Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, Hải Phòng...

Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

CẢM NHẬN CỦA BẠN VỀ BÀI VIẾT NÀY

  • Rất hay
  • Thích
  • Giải trí
  • Cần cải thiện

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Huế kiểm tra vận hành chính quyền hai cấp ở vùng A Lưới

Huế kiểm tra vận hành chính quyền hai cấp ở vùng A Lưới

10 Jul, 04:00 PM

Kinhtedothi - Ngày 10/7, Bí thư Thành ủy, Chủ tịch HĐND, Trưởng Đoàn ĐBQH TP Huế Lê Trường Lưu làm việc với các địa phương vùng A Lưới, kiểm tra tiến độ thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia và vận hành mô hình chính quyền địa phương hai cấp.

Tuyên Quang: cần ứng dụng khoa học công nghệ với mục đích cụ thể, hướng đi rõ ràng

Tuyên Quang: cần ứng dụng khoa học công nghệ với mục đích cụ thể, hướng đi rõ ràng

10 Jul, 02:38 PM

Kinhtedothi – Ngày 10/7, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Tuyên Quang Phan Huy Ngọc chủ trì buổi làm việc với các Sở: Khoa học và Công nghệ, Nông nghiệp và Môi trường, Công Thương, Giáo dục và Đào tạo, Y tế về thực hiện các nhiệm vụ trọng tâm, ứng dụng hoa học công nghệ, công tác chuyển đổi số.

Đại biểu Quốc hội TP Hải Phòng tiếp xúc cử tri, báo cáo kết quả Kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XV

Đại biểu Quốc hội TP Hải Phòng tiếp xúc cử tri, báo cáo kết quả Kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XV

10 Jul, 09:22 AM

Kinhtedothi - Chiều 9/7, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Chính sách Chiến lược Trung ương Trần Lưu Quang; Ủy viên Trung ương Đảng, Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên; Uỷ viên Trung ương Đảng, Bí thư Thành uỷ, Trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội Hải Phòng Lê Tiến Châu; Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Đỗ Mạnh Hiến; Phó Bí thư Thành ủy, Chủ tịch HĐND thành phố Lê Văn Hiệu và các đại biểu Quốc hội Hải Phòng đã tiếp xúc cử tri thành phố Hải Phòng, báo cáo kết quả kỳ họp thứ 9, Quốc hội khoá XV.

Tin mới
VIDEO
Tin Tài Trợ