Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới

Bộ Nội vụ hướng dẫn chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Sở Nội vụ và Phòng Nội vụ

Linh Nguyễn
Chia sẻ Zalo

Kinhtedothi-Bộ trưởng Bộ Nội vụ vừa ban hành Thông tư số 05/2021/TT-BNV hướng dẫn chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Sở Nội vụ thuộc UBND tỉnh, TP trực thuộc T.Ư (cấp tỉnh) và Phòng Nội vụ thuộc UBND huyện, quận, thị xã, TP thuộc tỉnh, TP thuộc TP trực thuộc T.Ư (cấp huyện).

Theo đó, Sở Nội vụ là cơ quan chuyên môn thuộc UBND cấp tỉnh, tham mưu, giúp UBND cấp tỉnh thực hiện chức năng quản lý nhà nước về: Tổ chức bộ máy; vị trí việc làm (VTVL), cơ cấu ngạch công chức và biên chế công chức trong các cơ quan, tổ chức hành chính nhà nước; VTVL, cơ cấu viên chức theo chức danh nghề nghiệp và số lượng người làm việc trong các đơn vị sự nghiệp công lập (ĐVSNCL); tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức, lao động hợp đồng (CBCCVC, LĐHĐ) trong cơ quan, tổ chức hành chính, ĐVSNCL; cải cách hành chính, cải cách chế độ công chức, công vụ...

Sở Nội vụ có 28 nhiệm vụ và quyền hạn. Trong đó, trình UBND cấp tỉnh ban hành các quyết định thuộc thẩm quyền của UBND cấp tỉnh; ban hành văn bản chỉ đạo, hướng dẫn theo ngành, lĩnh vực nội vụ đối với cơ quan, tổ chức, đơn vị của địa phương theo quy định của Đảng, của pháp luật và chỉ đạo của cơ quan nhà nước cấp trên. Đồng thời, trình Chủ tịch UBND cấp tỉnh ban hành quyết định quy định cụ thể chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của ĐVSNCL trực thuộc Sở Nội vụ; quyết định bổ nhiệm nhân sự thuộc thẩm quyền của Chủ tịch UBND cấp tỉnh theo quy định của Đảng và của pháp luật; tổ chức thực hiện các văn bản QPPL, quy hoạch, kế hoạch, đề án, dự án, chương trình đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt; hướng dẫn, kiểm tra, thông tin, tuyên truyền, phổ biến, giáo dục, theo dõi thi hành pháp luật về các lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý nhà nước được giao…

Trụ sở Sở Nội vụ tỉnh Hải Dương (ảnh: Thái Bình) 

Phòng Nội vụ là cơ quan chuyên môn thuộc UBND cấp huyện, tham mưu, giúp UBND cấp huyện thực hiện chức năng quản lý nhà nước về: Tổ chức bộ máy; VTVL, cải cách hành chính, cải cách chế độ công chức, công vụ...

Phòng Nội vụ có 24 nhiệm vụ và quyền hạn. Trong đó, trình UBND cấp huyện ban hành các quyết định thuộc thẩm quyền UBND cấp huyện; ban hành văn bản chỉ đạo, hướng dẫn theo ngành, lĩnh vực nội vụ đối với cơ quan, tổ chức, đơn vị trên địa bàn theo quy định của Đảng, của pháp luật và chỉ đạo của cơ quan nhà nước cấp trên...

Đối với các tỉnh, TP trực thuộc T.Ư đang thực hiện thí điểm hợp nhất Sở Nội vụ, Phòng Nội vụ với cơ quan tham mưu của Đảng có chức năng, nhiệm vụ tương đồng theo Kết luận số 34-KL/TW ngày 7/8/2018 của Bộ Chính trị về thực hiện một số mô hình thí điểm theo Nghị quyết 18-NQ/TW ngày 25//10/2017 của Ban Chấp hành T.Ư khóa XII về một số vấn đề về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh tổng kết theo chỉ đạo của cấp có thẩm quyền và thực hiện theo hướng dẫn của cơ quan chức năng.

Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 1/10/2021.