80 năm cách mạng tháng 8 và Quốc Khánh
Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Hà Nội ban hành chính sách hỗ trợ đặc thù dành cho gia đình có công với cách mạng

Kinhtedothi - Ngày 29/4, tại Kỳ họp chuyên đề (Kỳ họp thứ 22), HĐND TP Hà Nội đã thống nhất thông qua quy định chính sách hỗ trợ đặc thù đối với người có công với cách mạng và thân nhân người có công đang hưởng trợ cấp hằng tháng của TP Hà Nội.

Theo đó, đối tượng áp dụng là người có công với cách mạng và thân nhân người có công với cách mạng đang hưởng trợ cấp hằng tháng theo quy định tại Pháp lệnh Ưu đãi người có công với cách mạng, bao gồm: người hoạt động cách mạng trước ngày 1/1/1945; người hoạt động cách mạng từ ngày 1/1/1945 đến ngày khởi nghĩa tháng Tám năm 1945; Bà mẹ Việt Nam anh hùng; Anh hùng Lực lượng vũ trang Nhân dân; Anh hùng Lao động trong thời kỳ kháng chiến; thương binh, bao gồm cả thương binh loại B được công nhận trước ngày 31/12/1993;

Người hưởng chính sách như thương binh, bệnh binh, người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hoá học, người hoạt động cách mạng, kháng chiến, bảo vệ Tổ quốc, làm nghĩa vụ quốc tế bị địch bắt tù, đày; người có công giúp đỡ cách mạng; thân nhân của người có công với cách mạng bao gồm cha đẻ, mẹ đẻ, vợ hoặc chồng, con (con đẻ, con nuôi), người có công nuôi liệt sĩ đang hưởng trợ cấp tuất hằng tháng.

Các đại biểu tham dự phiên làm việc sáng 29/4 - Ảnh: Thanh Hải

Cụ thể, chính sách hỗ trợ đặc thù đối với người có công với cách mạng và thân nhân người có công đang hưởng trợ cấp hằng tháng của TP Hà Nội với mức hỗ trợ trợ cấp hằng tháng là 1,5 triệu đồng/người/tháng.

Trường hợp 1 cá nhân hưởng chính sách ưu đãi của nhiều loại đối tượng người có công và thân nhân người có có công với cách mạng nêu trên thì nhận hỗ trợ đối với 1 loại đối tượng.

Dự kiến kinh phí kinh phí dự kiến thực hiện chính sách hỗ trợ đặc thù đối với người có công với cách mạng và thân nhân người có công đang hưởng trợ cấp hằng tháng của TP Hà Nội (dự kiến 67.515 người) là trên 1,2 tỷ đồng/năm.

Nguồn kinh phí từ ngân sách thành phố bảo đảm theo phân cấp. Riêng năm 2025, sử dụng nguồn kinh phí cải cách tiền lương cấp thành phố để thực hiện chính sách theo quy định.

Nghị quyết có hiệu lực thi hành kể từ ngày 1/7/2025.

HĐND TP giao UBND TP chỉ đạo và tổ chức thực hiện Nghị quyết; tổ chức tuyên truyền, triển khai thực hiện chính sách đảm bảo kịp thời, đúng đối tượng, đúng quy định và công khai, minh bạch.

Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

CẢM NHẬN CỦA BẠN VỀ BÀI VIẾT NÀY

  • Rất hay
  • Thích
  • Giải trí
  • Cần cải thiện

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Cán bộ Công đoàn phải là người kiến tạo các sản phẩm truyền thông thiết thực, hiệu quả

Cán bộ Công đoàn phải là người kiến tạo các sản phẩm truyền thông thiết thực, hiệu quả

18 Jul, 09:36 PM

Kinhtedothi - Chiều 18/7, Phó Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) Việt Nam Việt Nam Ngọ Duy Hiểu, Trưởng đoàn khảo sát số 1 của Tổng LĐLĐ Việt Nam đã làm việc với LĐLĐ TP Hà Nội về chuyên đề tình hình triển khai công tác tuyên truyền, giáo dục chính trị, tư tưởng, pháp luật cho công nhân (giai đoạn 2018-2025).

Thủ tướng: Tháo gỡ vướng mắc cho gần 3.000 dự án tồn đọng với tinh thần '6 rõ'

Thủ tướng: Tháo gỡ vướng mắc cho gần 3.000 dự án tồn đọng với tinh thần '6 rõ'

17 Jul, 11:16 PM

Kinhtedothi - Chiều 17/7, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị toàn quốc sơ kết, đánh giá kết quả thực hiện việc tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho các dự án, đất đai theo Kết luận số 77-KL/TW ngày 2/5/2024 của Bộ Chính trị, Nghị quyết số 170/2024/QH15 ngày 30/11/2024 của Quốc hội và triển khai ý kiến chỉ đạo của Bộ Chính trị về rà soát, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho các dự án tồn đọng trên phạm vi cả nước.

Tin mới
VIDEO
Tin Tài Trợ