Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Hà Nội phê duyệt chủ trương đầu tư Dự án xây dựng cầu Ngọc Hồi và đường dẫn hai đầu cầu

Kinhtedothi - Tại kỳ họp chuyên đề của HĐND TP Hà Nội, sáng 29/4, các đại biểu HĐND TP đã nhất trí biểu quyết thông qua chủ trương đầu tư Dự án đầu tư xây dựng cầu Ngọc Hồi và đường dẫn hai đầu cầu.

Dự án được thực hiện tại các huyện Thanh Trì, huyện Gia Lâm, thành phố Hà Nội và huyện Văn Giang, tỉnh Hưng Yên. Thời gian thực hiện dự án từ năm 2025-2028. Đây là dự án nhóm A, sơ bộ tổng mức đầu tư dự án 11.844 tỷ đồng từ nguồn vốn Ngân sách trung ương và Ngân sách thành phố.

Trình bày tờ trình của UBND TP, Giám đốc Sở Tài chính Hà Nội Nguyễn Xuân Lưu cho biết, Dự án đầu tư cầu cầu Ngọc Hồi nằm trên tuyến đường Vành đai 3,5 của thành phố Hà Nội.

Tuyến đường Vành đai 3,5 của thành phố (vành đai hở với chiều dài khoảng L=45,64km kết nối thành phố Hà Nội và tỉnh Hưng Yên) đã được đầu tư theo quy hoạch 9,5km (Đại Lộ Thăng Long - Trục phía Nam), đang thực hiện đầu tư 5,5km từ Quốc lộ L32 - Đại Lộ Thăng Long và đang lập 5 dự án với tổng chiều dài 25,1km.

Quang cảnh phiên làm việc sáng 29/4 của Kỳ họp thứ 22, HĐND TP Hà Nội - Ảnh: Thanh Hải

Việc hoàn thiện tuyến đường Vành đai 3,5 với công trình cầu Ngọc Hồi kết nối trực tiếp sang tỉnh Hưng Yên; kết hợp với hệ thống đường hướng tâm của thành phố có giao cắt với tuyến đường Vành đai 3,5 (trục đô thị Mê Linh, Trục Tây Thăng Long, QL32, Đại lộ Thăng Long, Lê Văn Lương, QL6, Quốc lộ 1A, cao tốc Pháp Vân - Cầu Giẽ) sẽ chia sẻ và phân bổ lưu lượng; tránh tính trạng các phương tiện giao thông có nhu cầu di chuyển từ phía Bắc, Tây - Bắc của thành phố về phía Đông - Nam của thành phố phải di chuyển qua trung tâm thành phố từ đó giảm nguy cơ ùn tắc giao thông trên các tuyến đường hiện có như Vành Đai 3, đường Giải phóng (QL1A), Đường 70...

Cùng với đó, khi cầu Ngọc Hồi được đầu tư xây dựng sẽ giúp tăng sự liên kết giữa Thủ đô Hà Nội với tỉnh Hưng Yên, tạo điều kiện thuận lợi, liên kết các khu đô thị mới như: Khu đô thị mới Ecopark, Khu đô thị Đại An, Khu đô thị Dream City… Từ đó tạo điều kiện phát triển kinh tế xã hội khu vực phía Nam của thành phố, cũng như các tỉnh phía Nam và Đông - Nam của Vùng Thủ đô như Hưng Yên, Hà Nam, Bắc Ninh.

Dự kiến, quy mô đầu tư của dự án có tổng chiều dài khoảng 7,5km, trong đó: trên địa bàn thành phố Hà Nội khoảng 5,4km; trên địa bàn tỉnh Hưng Yên khoảng 2,1km. Điểm đầu Km0+00 kết nối với điểm cuối tuyến đường Vành đai 3,5 đoạn Phúc La - Văn Phú đến cao tốc Pháp Vân - Cầu Giẽ cách cao tốc khoảng 360m về phía Đê Hữu Hồng, trên địa bàn Thanh Trì, Hà Nội.

Điểm cuối Km7+500 kết nối với đường Vành Đai 3,5 cách đê Tả Hồng khoảng 700m về phía Cao tốc Hà Nội - Hải Phòng trên bàn Văn Giang, tỉnh Hưng Yên. Quy mô mặt cắt ngang đoạn tuyến bao gồm cầu và đường song hành hai bên B=60m÷80m. Cầu chính vượt sông Hồng dài khoảng 680m.

Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

CẢM NHẬN CỦA BẠN VỀ BÀI VIẾT NÀY

  • Rất hay
  • Thích
  • Giải trí
  • Cần cải thiện

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Hà Nội ban hành danh mục di tích, di sản, công trình cần bảo vệ theo Luật Thủ đô

Hà Nội ban hành danh mục di tích, di sản, công trình cần bảo vệ theo Luật Thủ đô

29 Apr, 02:20 PM

Kinhtedothi - Ngày 29/4, tại Kỳ họp chuyên đề (Kỳ họp thứ 22), HĐND TP Hà Nội đã nhất trí thông qua Nghị quyết Ban hành Danh mục các khu vực, di tích, di sản, công trình cần tập trung nguồn lực để bảo vệ, phát huy giá trị văn hóa; danh mục ô phố, tuyến phố đặc trưng, có giá trị văn hóa, lịch sử, danh mục công trình kiến trúc có giá trị để phục hồi, bảo vệ, phát huy giá trị trên địa bàn TP Hà Nội (thực hiện khoản 3, khoản 4 Điều 21 của Luật Thủ đô 2024).

Tin mới
VIDEO
Tin Tài Trợ