Bộ phim "Em bé Hà Nội" được chiếu tại Đức
Kinhtedothi - Ngày 28/4, Bộ VHTT&DL đã ban hành Quyết định số 1199/QĐ-BVHTTDL về việc gửi phim để trình chiếu giới thiệu tại Berlin, Cộng hòa Liên bang Đức.
Theo đó, Bộ VHTT&DL cho phép Viện Phim Việt Nam cung cấp 4 bộ phim cách mạng để trình chiếu quảng bá phi lợi nhuận tại Berlin, Cộng hòa Liên bang Đức từ ngày 30/4 – 10/5 tại rạp chiếu phim Babylon, Berlin, Cộng hòa Liên bang Đức.
Các bộ phim được chiếu bao gồm: "Chung một dòng sông" do Hãng phim truyện Việt Nam sản xuất năm 1959, dài 90 phút; "Chị Tư Hậu" do Hãng phim truyện Việt Nam sản xuất năm 1962, dài 81 phút; "Em bé Hà Nội" do Hãng phim truyện Việt Nam sản xuất năm 1974, dài 72 phút; "Huyền thoại về người mẹ" do Hãng phim truyện Việt Nam sản xuất năm 1987, dài 81 phút.

Bộ phim "Em bé Hà Nội" sẽ được chiếu quảng bá tại Đức. Ảnh tư liệu
Trong số này, bộ phim “Chung một dòng sông” với sự tham gia diễn xuất của Phi Nga và Mạnh Linh, xoay quanh mối tình Hoài và Vận – hai người sống ở hai bên bờ Nam Bắc bị phân cách chia ly. Đây là phim truyện đầu tiên của miền Bắc Việt Nam sau năm 1954 và cũng là bộ phim truyện đầu tiên của điện ảnh cách mạng Việt Nam. Phim đã đoạt giải Bông sen Vàng tại Liên hoan phim năm 1973.
Còn bộ phim “Em bé Hà Nội” với sự tham gia diễn xuất của Lan Hương, Thế Anh và Trà Giang, xoay quanh hành trình một bé gái từ nơi sơ tán lên thành phố tìm bố trong thời gian diễn ra chiến dịch rải bom, lấy bối cảnh Hà Nội năm 1972.
Công chiếu lần đầu vào năm 1974, “Em bé Hà Nội” đã trở thành một "bom tấn", được khán giả yêu mến ngay sau khi ra mắt. Phim giành giải Bông sen Vàng năm 1975. Bộ phim còn là một trong những tác phẩm kinh điển của điện ảnh Việt Nam và gắn liền với tên tuổi của diễn viên Lan Hương.
Việc chiếu 4 bộ phim cách mạng tại Cộng hòa Liên bang Đức là hoạt động nhân dịp kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 – 30/4/2025). Đồng thời, thông qua các bộ phim này, Bộ VHTT&DL mong muốn giới thiệu thế hệ trẻ quốc tế về nền điện ảnh cách mạng của Việt Nam.
Bộ VHTT&DL yêu cầu Viện Phim Việt Nam và rạp chiếu phim Babylon, Berlin, Cộng hòa Liên bang Đức không cung cấp phim cho các đơn vị khác hoặc khai thác dưới mọi hình thức khi chưa có sự cho phép của Bộ VHTT&DL.

Diễn viên phim “Cha tôi, người ở lại” khiến khán giả tranh luận
Bộ phim "Cha tôi, người ở lại" đã đi được hơn nửa chặng đường. Hơn 10 tập nữa, phim sẽ khép lại.

Lịch chiếu phim miễn phí kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam
Kinhtedothi - Từ ngày 21-26/4/2025, tại Rạp Ngọc Khánh (523 Kim Mã, Ba Đình, Hà Nội), Viện Phim Việt Nam sẽ tổ chức chương trình Những ngày phim Việt Nam nhân dịp kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 – 30/4/2025). Chương trình được tổ chức nhằm quảng bá những phim truyện Việt Nam đặc sắc góp phần khơi dậy truyền thống lịch sử, phát huy tinh thần yêu nước, lòng tự hào dân tộc; ghi nhận và khẳng định những giá trị, thành quả cách mạng của đất nước, dân tộc Việt Nam.

"Đào, phở và piano" được chiếu trong Tuần phim Việt Nam tại Hy Lạp năm 2025
Kinhtedothi - Bộ VHTT&DL đã ban hành Quyết định số 1130/QĐ-BVHTTDL về việc cho phép tổ chức Tuần phim Việt Nam tại Hy Lạp năm 2025.