Trước đó, tháng 9/2017 Vinaxuki đề nghị được vay vốn để mua lại nợ xấu của các ngân hàng cho vay dự án nội địa hóa ôtô con của Vinaxuki đã bị bán lại cho Công ty Quản lý Tài sản (VAMC) được doanh nghiệp gửi đến Văn phòng Chính phủ.
Văn phòng Chính phủ đã chuyển đề nghị của Vinaxuki đến Bộ Tài chính xem xét cho ý kiến trả lời doanh nghiệp. Đầu tháng 10/2017 sau thời gian xem xét, Bộ Tài chính chính thức bác bỏ đề xuất nêu trên.
Trong công văn gửi DN, Bộ Tài chính cho hay tại Nghị định ban hành hồi tháng 3 của Chính phủ về tín dụng đầu tư của Nhà nước không có quy định về việc vay vốn tín dụng đầu tư từ Ngân hàng Phát triển Việt Nam để mua lại khoản nợ xấu mà ngân hàng thương mại đã bán cho các tổ chức khác.Do đó, cơ quan quản lý cho rằng đề nghị vay vốn của Ngân hàng Phát triển Việt Nam để mua lại khoản nợ xấu của Vinaxuki là không có cơ sở pháp lý để thực hiện.Dự án nội địa hóa ô tô của Vinaxuki là dự án phát triển xe du lịch dưới 9 chỗ ngồi mang thương hiệu Vinaxuki do công ty này tự sản xuất toàn bộ khung xe con dưới 9 chỗ ngồi. Theo đại diện Vinaxuki, tỷ lệ nội địa hóa của xe do DN này tự sản xuất là rất cao (nếu không bị cắt vốn xe con có thể đạt nội địa hóa 50%) và có dây chuyền máy móc hiện đại.Tuy nhiên, sau một thời gian, một số ngân hàng cam kết cho Vinaxuki vay tiền trước đó đã đột ngột dừng cho vay, giải ngân. Lý do họ đưa ra là nhận định nhiều bất lợi, rủi ro từ dự án của ông Huyên mang lại. Bị rút vốn, dự án nội địa hóa xe con dưới 9 chỗ ngồi của ông Huyên rơi vào cảnh khó khăn buộc ông này phải bán tài sản cứu công ty.Sau đó Vinaxuki bị các ngân hàng dừng cho vay khoanh nợ, đưa số nợ của công ty này vào nhóm nợ xấu của hệ thống tài chính. Quá trình xử lý nợ xấu, dự án nội địa hóa xe dưới 9 chỗ của Vinaxuki bị bán lại cho VAMC.Hiện các nhà máy đều đắp chiếu và dừng sản xuất từ năm 2013. Nhà máy tại Thanh Hóa đã được ngân hàng thu hồi, rao bán siết nợ, cỏ mọc um tùm; còn nhà máy tại Mê Linh (Hà Nội) cũng vắng bóng người.