Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới
Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Bộ TN&MT: cụ thể hoá qui định vùng cấm, vùng hạn chế khai thác nước ngầm

Kinhtedothi - Đây là nội dung quan trọng trong hướng dẫn về việc hạn chế khai thác nước dưới đất (theo quy định của Luật Tài nguyên nước năm 2023), vừa được Bộ Tài nguyên và Môi trường (TN&MT) ban hành.
Khai thác tài nguyên nước ngầm sẽ có vùng cấm, vùng hạn chế.

Hướng dẫn trên nằm trong Công văn số 3201/BTNMT - TNN của Bộ TN&MT nhằm cụ thể hóa quy định việc xác định vùng cấm, vùng hạn chế khai thác nước dưới đất phải bảo đảm hài hòa quyền, lợi ích hợp pháp của các tổ chức, cá nhân có liên quan và được xem xét, khoanh định tại các khu vực trong Luật Tài nguyên nước số 28/2023/QH15.

Cụ thể, khoản 5 Điều 31 Luật Tài nguyên nước quy định, vùng cấm, vùng hạn chế khai thác nước dưới đất là khu vực có mực nước dưới đất bị suy giảm liên tục và có nguy cơ vượt ngưỡng khai thác nước dưới đất; khu vực đã xảy ra sụt, lún đất hoặc có nguy cơ sụt, lún đất và khu vực có nguồn nước dưới đất có nguy cơ bị xâm nhập mặn.

Ngoài Luật Tài nguyên nước thì Nghị định số 53/2024/NĐ-CP cũng có khoanh định, công bố, điều chỉnh vùng cấm, vùng hạn chế khai thác nước dưới đất. Cụ thể, nghị định trên quy định, vùng cấm, vùng hạn chế 1, vùng hạn chế 2 và vùng hạn chế hỗn hợp; không còn quy định vùng hạn chế 3 (các khu đô thị, khu dân cư tập trung ở nông thôn, khu, cụm công nghiệp tập trung, làng nghề đã có hệ thống cấp nước tập trung và dịch vụ cấp nước bảo đảm đáp ứng yêu cầu chất lượng, số lượng), vùng hạn chế 4 (các khu vực có nguồn nước mặt có khả năng đáp ứng ổn định cho các nhu cầu sử dụng nước).

Bộ TN&MT đề nghị UBND các tỉnh, TP trực thuộc Trung ương chỉ đạo Sở TN&MT rà soát, trình UBND tỉnh, TP ban hành quyết định bãi bỏ vùng hạn chế 3, vùng hạn chế 4 và điều chỉnh phương án tổ chức thực hiện việc hạn chế khai thác nước dưới đất đã được phê duyệt cho phù hợp, đảm bảo phải hoàn thành và được công bố trước ngày 1/7, là thời điểm Luật Tài nguyên nước 2023 có hiệu lực.

Sau đó, UBND các tỉnh, TP cần báo cáo việc bãi bỏ các vùng hạn chế và điều chỉnh phương án tổ chức thực hiện việc hạn chế khai thác nước dưới đất nêu trên về Bộ TNMT trước ngày 1/7; chỉ đạo Sở TNMT xây dựng Kế hoạch bảo vệ nước dưới đất trên địa bàn tỉnh, TP phê duyệt và triển khai thực hiện.

Riêng các tỉnh, TP chưa phê duyệt danh mục, bản đồ phân vùng hạn chế khai thác nước dưới đất theo quy định của Nghị định số 167/2018/NĐ-CP, Bộ TN&MT đề nghị chỉ đạo Sở TN&MT xây dựng để phê duyệt kế hoạch bảo vệ nước dưới đất trên địa bàn tỉnh theo quy định tại khoản 7 điều 31 luật Tài nguyên nước và được hướng dẫn tại Thông tư số 03/2024/TT-BTNMT.

 

Các tỉnh, TP chưa phê duyệt danh mục, bản đồ phân vùng hạn chế khai thác nước dưới đất theo quy định của Nghị định số 167/2018/NĐ-CP căn cứ trên cơ sở kế hoạch bảo vệ nước dưới đất được phê duyệt, tổ chức triển khai việc khoanh định, công bố vùng cấm, vùng hạn chế khai thác nước dưới đất (nếu có trong nội dung Kế hoạch bảo vệ nước dưới đất được phê duyệt) theo quy định tại các điều 33, 34, 35, 36, 37, 38, 39 của Nghị định số 53/2024/NĐ-CP của Chính phủ.

Quy định về điều tra cơ bản tài nguyên nước

Quy định về điều tra cơ bản tài nguyên nước

Dòng sự kiện:
Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

CẢM NHẬN CỦA BẠN VỀ BÀI VIẾT NÀY

  • Rất hay
  • Thích
  • Giải trí
  • Cần cải thiện

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Xâm hại sông ngòi lại “nóng” trước mùa mưa bão

Xâm hại sông ngòi lại “nóng” trước mùa mưa bão

15 May, 05:00 AM

Kinhtedothi - Hệ thống sông ngòi tại Hà Nội vẫn đang phải chịu cảnh xâm hại nghiêm trọng bởi tình trạng đổ thải trái phép, ô nhiễm nước thải sinh hoạt và công nghiệp, cùng đó là sự xuống cấp của hệ thống đê kè và bờ sông. Những vấn đề này không chỉ làm suy giảm chất lượng nguồn nước, phá hủy hệ sinh thái mà còn tiềm ẩn nguy cơ lớn về ngập úng và sạt lở, đe dọa an toàn của hàng triệu người dân Thủ đô trong mùa mưa bão đang đến gần.

Tin mới
VIDEO
Tin Tài Trợ