Bộ trưởng Bộ Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà nhận thêm nhiệm vụ mới
Kinhtedothi-Theo tin từ Bộ Nội vụ, tại Quyết định số 1417/QĐ-TTg ngày 30/6/2025 của Thủ tướng Chính phủ về thành lập Ban Chỉ đạo (BCĐ) của Chính phủ về cải cách thủ tục hành chính (TTHC) và phân cấp, phân quyền, Bộ trưởng Phạm Thị Thanh Trà làm Phó Trưởng ban BCĐ của Chính phủ về cải cách TTHC và phân cấp, phân quyền (Ban Chỉ đạo).
Theo Quyết định, thành lập BCĐ của Chính phủ về cải cách TTHC và phân cấp, phân quyền là tổ chức phối hợp liên ngành giúp Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ thực hiện chức năng nghiên cứu, chỉ đạo, phối hợp giải quyết những công việc liên quan liên ngành về chiến lược, chương trình, kế hoạch, đề án, mục tiêu, giải pháp về cải cách TTHC, phân cấp, phân quyền, ứng dụng công nghệ thông tin (CNTT), chuyển đổi số trong giải quyết TTHC.
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính làm Trưởng ban BCĐ. Các Phó Trưởng ban BCĐ gồm: Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình (Phó Trưởng ban Thường trực); Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Trần Văn Sơn; Bộ trưởng Bộ Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà.
Các thành viên BCĐ gồm Bộ trưởng các Bộ Tư pháp, Tài chính, Công Thương, Xây dựng, NN&MT, KH&CN, Y tế, GD&ĐT, DT&TG, VH-TT&DL; Thống đốc NHNN Việt Nam, Tổng Thanh tra Chính phủ, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng, Thứ trưởng Bộ Công an, Thứ trưởng Bộ Ngoại giao, Phó Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ; Chủ tịch UBND các tỉnh, TP trực thuộc T.Ư.
Theo Quyết định 1417/QĐ-TTg, BCĐ có nhiệm vụ nghiên cứu, tư vấn, khuyến nghị, đề xuất với Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ phương hướng, giải pháp để giải quyết những vấn đề quan trọng, liên ngành trong thực hiện các chủ trương, chiến lược, chương trình, kế hoạch, đề án về cải cách TTHC, phân cấp, phân quyền, ứng dụng CNTT, chuyển đổi số trong giải quyết TTHC, góp phần cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia.

Bộ trưởng Bộ Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà làm Phó Trưởng ban Ban Chỉ đạo của Chính phủ về cải cách thủ tục hành chính và phân cấp, phân quyền (ảnh: Bộ Nội vụ)
Bên cạnh đó, giúp Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo, phối hợp giữa các bộ, ngành, địa phương trong việc thực hiện chủ trương, chiến lược, chương trình, kế hoạch, đề án và giải quyết những vấn đề quan trọng liên ngành về cải cách TTHC, phân cấp, phân quyền, ứng dụng CNTT, chuyển đổi số trong giải quyết TTHC, góp phần cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia.
Giúp Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp và sơ kết, tổng kết, đánh giá tình hình, kết quả triển khai các chiến lược, chương trình, kế hoạch, đề án về cải cách TTHC, phân cấp, phân quyền, ứng dụng CNTT, chuyển đổi số trong giải quyết TTHC được Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ ban hành.
Giúp Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ kịp thời chỉ đạo tháo gỡ ngay những vấn đề quan trọng, liên ngành về các khó khăn vướng mắc của người dân, cộng đồng DN trong thực hiện TTHC và các bộ, ngành, địa phương trong quá trình triển khai nhiệm vụ cải cách TTHC, phân cấp, phân quyền, ứng dụng CNTT, chuyển đổi số trong giải quyết TTHC; các sáng kiến, đề xuất xử lý cơ chế, chính sách, TTHC là rào cản cho hoạt động sản xuất kinh doanh của DN và đời sống người dân. Đồng thời, thực hiện các nhiệm vụ khác theo yêu cầu của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ.
Cũng theo Quyết định này, các thành viên BCĐ làm việc theo Quy chế tổ chức và hoạt động của BCĐ, sử dụng bộ máy của cơ quan mình để thực hiện nhiệm vụ của Ban Chỉ đạo. Trưởng ban BCĐ, Phó Trưởng ban Thường trực BCĐ sử dụng con dấu của Thủ tướng Chính phủ, các thành viên khác sử dụng con dấu của cơ quan mình để thực hiện nhiệm vụ của BCĐ.
Song song đó, thành lập Tổ công tác giúp việc BCĐ (Tổ công tác) làm việc theo chế độ kiêm nhiệm do Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ là Tổ trưởng, Phó Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ là Tổ phó thường trực, Thứ trưởng Bộ Nội vụ là Tổ phó. Các thành viên là đại diện các bộ, cơ quan ngang bộ, Cục trưởng Cục Kiểm soát TTHC, Văn phòng Chính phủ là Ủy viên thường trực.
Tổ trưởng Tổ công tác phê duyệt, kiện toàn thành viên Tổ công tác, phân công nhiệm vụ cho các thành viên của Tổ công tác. Trường hợp cần thiết, Tổ công tác được huy động các chuyên gia, nhà khoa học để thực hiện nhiệm vụ được giao.
Văn phòng Chính phủ là cơ quan thường trực BCĐ; trình Trưởng ban BCĐ phê duyệt kế hoạch hoạt động hằng năm, quy chế tổ chức và hoạt động của BCĐ; kiện toàn các thành viên BCĐ; bảo đảm các điều kiện cần thiết cho hoạt động của BCĐ, Tổ công tác.
Hà Nội triển khai việc phân định thẩm quyền, phân cấp quản lý nhà nước lĩnh vực nội vụ
Kinhtedothi-UBND Thành phố Hà Nội giao các sở, ban, ngành, UBND quận, huyện, thị xã (UBND các xã, phường mới sau sắp xếp) truy cập Thông tư số 09/2025/TT-BNV quy định về phân định thẩm quyền và phân cấp thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước trong lĩnh vực nội vụ trên Công báo, Cổng thông tin điện tử Chính phủ để nghiên cứu, thực hiện và hướng dẫn các cơ quan, đơn vị thực hiện theo quy định.

Báo chí giúp đưa những chính sách ngành Nội vụ tham mưu sớm đi vào cuộc sống
Kinhtedothi-"Báo chí giúp cán bộ công chức ngành Nội vụ thường xuyên xem lại chính mình, nhận diện rõ hơn những gì đã làm được và những gì cần tiếp tục hoàn thiện - đó chính là kết nối giữa Đảng, Nhà nước với Nhân dân để những chính sách mà ngành tham mưu cho Chính phủ, Quốc hội, T.Ư Đảng sớm đi vào cuộc sống”- Thứ trưởng Bộ Nội vụ Nguyễn Thị Hà khẳng định

Bộ Nội vụ trọng dụng người có tài năng làm việc tại các vị trí tham mưu chính sách
Kinhtedothi-Bộ Nội vụ ưu tiên thu hút, trọng dụng người có tài năng làm việc tại các lĩnh vực quản lý nhà nước, vị trí việc làm (VTVL) tham mưu xây dựng thể chế, chính sách và các ngành, lĩnh vực thúc đẩy sự phát triển của Bộ, ngành Nội vụ; chính sách trọng dụng phải tương xứng đóng góp của người có tài năng dựa trên kết quả, phẩm chất, chất lượng công việc