Bộ trưởng Bộ Tài chính giải trình một số nội dung liên quan chống lãng phí

Như Hương
Chia sẻ Zalo

Kinhtedothi - Chiều 2/6, trong phiên thảo luận tại Kỳ họp thứ 3, Quốc hội khóa XV, Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc phát biểu giải trình một số nội dung đại biểu Quốc hội quan tâm liên quan đến thực hành tiết kiệm, chống lãng phí.

Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc đã giải trình các vấn đề liên quan đến thị trường vốn, ngân hàng, tiền tệ và các vấn đề như chứng khoán, lãng phí trong đầu tư công, trong quản lý khoáng sản, quản lý rừng, tinh giản biên chế…

Bộ Trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc cho biết, Bộ Tài chính sẽ tập trung tham mưu các giải pháp cho Chính phủ và tăng cường thanh tra, kiểm tra để thực hiện tốt việc quản lý, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí một cách tốt nhất.

Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc  giải trình một số nội dung được đại biểu nêu. Ảnh: Quochoi.vn
Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc  giải trình một số nội dung được đại biểu nêu. Ảnh: Quochoi.vn

Ngoài ra, Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc còn giải trình thêm một số nội dung liên quan đến vấn đề định mức kinh tế kỹ thuật; quản lý đầu tư công…

Tiếp thu ý kiến đại biểu nêu về quyết toán ngân sách, Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc cho biết, thời gian tới sẽ tiếp tục chỉ đạo, lãnh đạo các địa phương, các bộ, ngành và các đơn vị khắc phục tình trạng này.

Bộ trưởng cũng giải trình vì sao lập dự toán ngân sách, đặc biệt dự toán thu ngân sách không sát với thực tế. Theo niên độ tài khóa đến ngày 31 tháng 12 dương lịch, khi lập ngân sách, lập dự toán theo Luật Ngân sách là khoảng tháng 9 và tháng 10, nghĩa là khoảng 4 tháng nữa mới hết năm ngân sách nên ước thực hiện chưa chính xác. Bộ trưởng cho biết sẽ khắc phục vấn đề này. 

Quang cảnh của phiên thảo luận chiều 2/6. Ảnh: Quochoi.vn
Quang cảnh của phiên thảo luận chiều 2/6. Ảnh: Quochoi.vn

Về vấn đề chi cho giáo dục và đào tạo, ý kiến của đại biểu cho rằng trong những năm qua việc chi cho giáo dục và đào tạo theo yêu cầu của Luật Giáo dục trên 20%, Bộ trưởng cho biết, đại biểu chưa cộng số đầu tư xây dựng cơ bản. 

Giải trình về vấn đề dự phòng ngân sách là 1.150 tỷ đồng, đã tiết kiệm được dự phòng để dùng cho chi thiên tai, lũ lụt, an ninh quốc phòng để đầu tư cho phát triển, theo Luật Đầu tư công, nguồn vốn là gồm có ba loại, một là theo kế hoạch giao từ đầu năm, hai là từ nguồn vượt thu ngân sách thuộc thẩm quyền của Ủy ban Thường vụ Quốc hội; còn dự phòng ngân sách được Quốc hội giao là thuộc thẩm quyền của Thủ tướng.

Thủ tướng Chính phủ đã bổ sung cho hơn 30 tỉnh đầu tư công trình xây dựng cơ bản phòng chống lũ lụt. Như vậy, đến hết niên độ ngân sách được kéo dài theo Luật Đầu tư công và sẽ quyết toán 850.236 tỷ đồng, số còn lại là 291,9 tỷ đồng sẽ hủy quyết toán vào năm 2021.

Về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, Bộ trưởng Bộ Tài chính cho biết sẽ tiếp thu ý kiến của đại biểu Quốc hội và tham mưu cho Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ sẽ có kế hoạch để hoàn thiện và khắc phục những tồn tại đại biểu nêu. Trong đó, tiếp tục hoàn thiện pháp luật về ngân sách, đầu tư công, quản lý tài sản công…

Tin đọc nhiều

Kinh tế đô thị cuối tuần