Tuy nhiên ông Nguyễn Mạnh Hùng vẫn khẳng định, Bộ TT&TT sẽ làm trung gian hỗ trợ startup trong việc định mức hoá sản phẩm, từ đó mở đường cho các doanh nghiệp tiếp cận với khối kinh tế Nhà nước. Bên cạnh đó, Bộ TT&TT cũng sẽ làm cầu nối giữa các startup có nhu cầu xuất ngoại với các doanh nghiệp Việt Nam ở nước ngoài.
"Startup được xác định là đối tượng phục vụ của Bộ TT&TT, bởi chỉ khi những dự án khởi nghiệp thành công thì nhiệm vụ của Bộ TT&TT mới thành công", đây là lời khẳng định của Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng trong cuộc gặp mặt với nhiều doanh nghiệp khởi nghiệp vừa diễn ra mới đây. Có thể kể đến như mạng xã hội hẹn hò Hotit, ứng dụng đặt và bắt xe khách dọc đường Vihago, chợ tour trực tuyến Triptour ...
Theo người đứng đầu Bộ TT&TT, Việt Nam muốn hùng cường, muốn thành nước công nghiệp phát triển thì phải dựa vào công nghệ mà chủ yếu là công nghệ số. Để làm được điều đó Việt Nam cần các ý tưởng sáng tạo, dám nghĩ, dám làm, dám đương đầu của các bạn trẻ tham gia khởi nghiệp. Chính sự thay đổi tư duy trong các startup sẽ góp phần tăng tính sáng tạo trong quá trình chuyển đổi số của Việt Nam.
Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng: Chỉ khi startup thành công, nhiệm vụ của Bộ TT&TT mới thành công |
Nếu không nắm bắt được CMCN 4.0, chúng ta sẽ lại phải đợi không biết bao lâu nữa. Do đó, Việt Nam cần nhiều bạn trẻ có ước mơ, ý tưởng lớn và khát khao thay đổi xã hội, ông Nguyễn Mạnh Hùng hy vọng.Cũng trong cuộc gặp mặt này, nhiều vấn đề khó khăn trong khởi nghiệp đã được các doanh nghiệp làm startup chỉ ra, trong đó rở ngại lớn nhất tại Việt Nam là về vấn đề cơ chế chính sách. Thế nào mới được pháp luật thừa nhận khi đưa công nghệ mới vào mô hình kinh doanh truyền thống ? Cơ quan quản lý Nhà nước sẽ quản lý theo mô hình kinh doanh truyền thống hay mô hình mới với các chính sách đặc thù ?
Trả lời những vấn đề trên, Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng cho rằng, hiện tại, thách thức lớn nhất đặt ra cho các nhà quản lý là việc ứng xử thế nào đối với các mô hình kinh doanh mới. Có thể kể đến như một ứng dụng về du lịch nhưng lại không phải là sản phẩm du lịch, ứng dụng vận tải nhưng lại không phải là taxi ... Do đó câu trả lời là phải sử dụng cách quản lý mới theo cơ chế sandbox.
Trước khả năng các startup có thể tham gia vào khu vực kinh tế Nhà nước? Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng cho rằng, cơ quan Nhà nước chỉ được làm những gì đã có trong quy định của pháp luật, trong khi đó, bản chất của startup là làm những cái mới, chính điều này đã làm nảy sinh ra sự mâu thuẫn. Do đó thay vì hướng đến vào khu vực Nhà nước, các startup nên hướng tới mục tiêu là khu vực tư nhân hoặc khu vực có vốn đầu tư nước ngoài FDI.
Bởi một mặt đây là khu vực mà startup có thể làm được mọi điều mà pháp luật không cấm. Chỉ cần ý tưởng thực sự khả thi và hiệu quả là sẽ được sử dụng. Đây cũng sẽ là bệ đỡ vững chắc để startup mở đường cho sự tham gia của khu vực kinh tế Nhà nước, Bộ trưởng đưa ra lời khuyên.
Tuy nhiên ông Nguyễn Mạnh Hùng vẫn khẳng định, Bộ TT&TT sẽ làm trung gian hỗ trợ startup trong việc định mức hoá sản phẩm, từ đó mở đường cho các doanh nghiệp tiếp cận với khối kinh tế Nhà nước. Bên cạnh đó, Bộ TT&TT cũng sẽ làm cầu nối giữa các startup có nhu cầu xuất ngoại với các doanh nghiệp Việt Nam ở nước ngoài.
Nhiệm vụ của cơ quan quản lý là phải thúc đẩy các ý tưởng phát triển. Do đó, startup chính là đối tượng phục vụ của Bộ TT&TT, chỉ khi startup thành công, nhiệm vụ của Bộ TT&TT mới thành công. Trong thời gian tới, Bộ TT&TT sẽ tổ chức nhiều buổi gặp gỡ giữa các doanh nghiệp lớn như VNG, Yeah1, Viettel… với các startup. Bộ TT&TT sẽ kêu gọi các doanh nghiệp trong nước hỗ trợ, kết nối startup ra thị trường nước ngoài, Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng kết luận.