Tuyến đường ống này chu chuyển khí đốt của Nga trực tiếp từ Nga ngầm qua Biển Bắc và cặp bờ biển nước Đức. Nó giúp Nga trong tương lai có thể cung ứng khí đốt trực tiếp cho khu vực Tây Âu mà không còn phải quá cảnh qua Ukraine và lệ thuộc vào những nước Đông Âu láng giềng của Nga.
Lợi thế chiến lược của Nga với dự án hợp tác này là vừa tăng xuất khẩu khí đốt sang khu vực Tây Âu, tăng mức độ lệ thuộc của Tây Âu vào cung ứng khí đốt của Nga vừa giảm mức độ lệ thuộc hiện tại của Nga vào việc chu chuyển quá cảnh khí đốt qua các nước láng giềng khu vực Đông Âu.Mỹ không muốn có dự án này vì đây là nguồn thu lớn cũng như chiến lược tranh thủ các nước láng giềng Đông Âu của Nga. Đồng thời Mỹ cũng muốn ngăn ngừa EU lệ thuộc vào cung ứng khí đốt của Nga thay vào đó là nguồn khí đốt hóa lỏng của mình. Trong khi mấy nước thành viên EU muốn hợp tác với Nga vì nhu cầu an ninh năng lượng.Tuy nhiên, hiện nay, Mỹ và Đức phải thỏa hiệp vì Mỹ không thể cản phá trước việc Đức kiên quyết thực hiện dự án đến cùng. Bốn điểm thỏa thuận mà Mỹ và Đức vừa đạt được nghe qua thấy rất chu toàn nhưng trên thực tế lại bỏ qua tác nhân đóng vai trò cùng quyết định là Nga. Phía Đức đạt được mục tiêu là dự án này được thực hiện và đi vào hoạt động. Sau đó thế nào và liệu Nga có đáp ứng những yêu cầu đòi hỏi của họ hay không hay vẫn phải tiếp tục chu chuyển khí đốt quá cảnh qua Ukraine thì lại là chuyện khác, là chuyện của tương lai và sẽ được xử lý trong tương lai.