Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới
Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Bóng đã nữ Hà Nội đánh mất vị thế

Kinhtedothi - Hình ảnh bóng đá nữ Hà Nội từng làm mưa làm gió trong hệ thống thi đấu quốc gia đang mờ dần và đánh mất vị thế hàng đầu trong làng bóng đá nữ Việt Nam.

Bóng đá nữ Hà Nội sa sút

Giải bóng đá nữ Cúp quốc gia 2025 diễn ra từ ngày 25/3 - 6/4, quy tụ 6 đội bóng gồm: Hà Nội, Thái Nguyên T&T, Sơn La, TP Hồ Chí Minh, Than KSVN, và Phong Phú Hà Nam. Các đội chia thành 2 bảng (mỗi bảng 3 đội), thi đấu vòng tròn một lượt, xếp hạng, 4 đội xếp thứ nhất và xếp thứ nhì ở 2 bảng sẽ thi đấu bán kết. Tại bán kết, TP Hồ Chí Minh đã xuất sắc đánh bại Than KSVN với tỷ số 5-0, trong khi Phong Phú Hà Nam nhận thất bại 1-2 trước Thái Nguyên T&T.

Ở trận chung kết, CLB nữ TP Hồ Chí Minh thể hiện đẳng cấp vượt trội để đánh bại Thái Nguyên T&T và đăng quang. Chiến thắng này giúp cô trò HLV Đoàn Thị Kim Chi có lần thứ 4 vô địch giải nữ Cúp quốc gia. Trước đó, TP Hồ Chí Minh đã là đội bóng có thành tích tốt nhất ở sân chơi này với 3 lần vô địch (vào các năm 2020, 2021 và 2022). Đứng thứ hai là Than KSVN với 2 lần (năm 2023 và 2024).

Bóng đá nữ Hà Nội sa sút với thành tích không tốt ở các đấu trường. Ảnh: VFF

Nhìn lại những gì TP Hồ Chí Minh thể hiện ở Giải bóng đá nữ Cúp quốc gia 2025 cũng như những giải trước đó với Hà Nội là sự trái ngược hoàn toàn. Trong quá khứ, kể từ khi Giải bóng đá nữ vô địch quốc gia ra đời năm 1998, tính đến hết mùa giải 2014, bóng đá nữ Hà Nội giành tới 10 chức vô địch, đóng góp nhiều cầu thủ quan trọng cho đội tuyển quốc gia. Tuy nhiên, nếu hơn một thập niên sau đó, bóng đá nữ Hà Nội dần mất vị thế hàng đầu trong làng bóng đá nữ Việt Nam dù vẫn có sự đầu tư bài bản và hướng tới chuyên nghiệp.

Sự coi trọng cho bóng đá nữ vẫn được Hà Nội đề cao, trong đó việc lựa chọn HLV ngoại luôn đi tiên phong với lựa chọn từ Trung Quốc, CHDCND Triều Tiên, Nhật Bản đến Hàn Quốc. Trong đó, HLV ngoại gần đây nhất (2021 - 2022) của bóng đá nữ Hà Nội là ông Jong Song-jon - từng làm HLV trưởng đội tuyển U20 nữ và dẫn dắt đội tuyển quốc gia nữ Hàn Quốc từ năm 2010 - 2018, đưa CLB Incheon Hyundai Steel Red Angles đến ngôi vô địch Giải vô địch bóng đá nữ Hàn Quốc năm 2020.

Chuyên gia bóng đá Phan Anh Tú cho rằng, điều cần thiết vẫn là chăm chút hệ thống đào tạo trẻ, đưa những HLV giỏi và tâm huyết về nắm phần việc này nhằm tạo ra nhiều lứa cầu thủ mạnh cả về kỹ chiến thuật, bản lĩnh thi đấu. “Bóng đá nữ Thủ đô có cơ sở để thực hiện tốt việc này bởi cơ sở vật chất và nguồn lực đầu tư cho hệ thống đào tạo trẻ tại Hà Nội được đánh giá khá cao. Mặt khác, có một thuận lợi nữa cho bóng đá nữ Thủ đô, đó là Liên đoàn Bóng đá nữ Hà Nội đã ra đời, tạo cơ sở thuận lợi cho việc tìm nguồn lực đầu tư” - ông Phan Anh Tú nhấn mạnh.

Thay đổi để nâng cao chất lượng

Tại Cúp bóng đá nữ quốc gia 2025 vừa qua, Hà Nội lần thứ 2 liên tiếp bị loại từ vòng đấu bảng. Đây thực sự là nỗi thất vọng lớn, bởi chưa bao giờ thành tích của đội lại tệ đến vậy. Đáng chú ý hơn, nhìn cách thi đấu chật vật của đội bóng Thủ đô trước những đội bóng cùng nhóm, dễ thấy bóng đá nữ Hà Nội còn nhiều điều phải cải thiện chứ không chỉ là thay đổi HLV.

Hiện tại, bóng đá nữ Việt Nam 9 năm qua chỉ loay hoay 8 đội bóng thi đấu với nhau sau khi Sơn La là cái tên mới nhất tham dự giải vô địch quốc gia vào năm 2016. Nhưng trên thực tế, số địa phương phát triển bóng đá nữ chỉ là 6, do TP Hồ Chí Minh và Hà Nội có đến 2 đội tham dự nhằm giúp các cầu thủ nữ trẻ có thêm cơ hội thi đấu. Nhìn ra các nước trong khu vực cũng như châu lục, để có sự phát triển lâu dài cũng như thành tích ở sân chơi châu Á, bóng đá nữ Việt Nam buộc phải nâng cấp hơn nữa từ chính giải đấu trong nước.

Tại Hội nghị Ban Chấp hành lần thứ 8 khóa IX (nhiệm kỳ 2022 - 2026) diễn ra vào cuối tháng 3, Liên đoàn Bóng đá Việt Nam (VFF) đã quyết định cho các CLB nữ được phép thuê 1 ngoại binh thi đấu tại Giải bóng đá nữ vô địch quốc gia và Cúp quốc gia kể từ mùa giải 2026. Đây là quyết định mang tính đột phá và là bước chuyển mình cần thiết cho bóng đá nữ Việt Nam nhằm nâng chất giải đấu trong nước, qua đó tiếp tục thực hiện mục tiêu tham dự World Cup nữ sau lần đầu vào năm 2023.

Theo nhận định của các chuyên gia, việc thay đổi này đánh dấu sự chuyển động mạnh mẽ của bóng đá nữ Việt Nam. Đơn cử, TP Hồ Chí Minh đi đầu trong việc tuyển mộ cầu thủ Việt kiều, thuê cầu thủ người nước ngoài theo hợp đồng ngắn hạn để có lực lượng tốt khi thi đấu các giải quốc tế. Chính sự thay đổi này tạo ra những bước ngoặt trong lịch sử của bóng đá TP Hồ Chí Minh khi giành vé vào bán kết AFC Champions League nữ 2024 - 2025, thậm chí mơ xa hơn là tấm vé vào chung kết.

Rõ ràng, việc cho phép các CLB thuê 1 ngoại binh cũng khiến giải đấu trở nên hấp dẫn hơn, tính cạnh tranh cũng cao hơn hẳn, qua đó càng thúc đẩy phong trào phát triển rộng hơn. Đồng thời duy trì cơ hội tham dự World Cup nữ của tuyển Việt Nam lần thứ 2.

Tuyển Việt Nam thắng đậm tuyển Lào

Tuyển Việt Nam thắng đậm tuyển Lào

Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

CẢM NHẬN CỦA BẠN VỀ BÀI VIẾT NÀY

  • Rất hay
  • Thích
  • Giải trí
  • Cần cải thiện

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Hơn 300 hình ảnh, tài liệu, hiện vật trưng bày tại triển lãm “Bản hùng ca mùa Xuân đại thắng”

Hơn 300 hình ảnh, tài liệu, hiện vật trưng bày tại triển lãm “Bản hùng ca mùa Xuân đại thắng”

15 Apr, 05:42 PM

Kinhtedothi - Kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025), chiều 15/4, Bảo tàng Lịch sử quân sự Việt Nam phối hợp với Cục Văn thư và Lưu trữ Nhà nước, Tập đoàn Công nghiệp - Viễn thông Quân đội, Thư viện Quân đội và các cơ quan, đơn vị tổ chức triển lãm “Bản hùng ca mùa Xuân đại thắng”.

Tin mới
VIDEO
Tin Tài Trợ