Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới
Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Brazil lập ủy ban điều tra chế độ độc tài quân sự

KTĐT - Tổng thống Brazil Dilma Rousseff ngày 18/11 đã ký luật thành lập Ủy ban sự thật nhằm tìm kiếm chứng cứ xác thực để làm rõ trách nhiệm trong những tội ác dưới chế độ độc tài quân sự ở nước này giai đoạn 1964-1985.
Nghị viện Brazil đã thông qua việc thành lập ủy ban trên với 7 thành viên, dựa theo mô hình Ủy ban hòa giải thời kỳ hậu Apartheid của Nam Phi.

Theo luật trên, Ủy ban sự thật có quyền được triệu tập các nhân chứng để điều tra những tội ác chiến tranh, song giống như luật ân xá, luật này không có quyền hạn trong việc xét xử hoặc kết án các nghi phạm.

Tổng thống Brazil cho biết sẽ phải cân đối lợi ích lâu dài của việc tiến hành điều tra để tránh việc các nạn nhân bị trả thù. Vì lý do này, Ủy ban sự thật điều tra tội ác của chế độ độc tài quân sự của Brazil sẽ hoạt động giới hạn hơn so với các nước láng giềng như Argentina hay Chile.

Ủy ban trên có 2 năm để chuẩn bị báo cáo về tội phạm nhân quyền trong giai đoạn 1964-1985 dựa trên các thu thập tài liệu của các cơ quan công, bao gồm các nhân chứng và điều tra công khai cũng như chuyên môn.

Hơn 20.000 người Brazil được cho là đã bị tra tấn bằng sốc điện và hóa chất. Khoảng 500 người đã bị giết hoặc mất tích trong giai đoạn độc tài quân sự 1964-1985 ở quốc gia Nam Mỹ này.

Chính bà Rousseff, một cựu tù binh thuộc phong trào cánh tả Brazil, cũng từng chịu cảnh tù đày và bị tra tấn 22 ngày bằng điện dưới chế độ độc tài quân sự. Ngay khi lên nắm quyền hồi đầu năm nay, bà đã khẳng định việc thành lập ủy ban điều tra tội ác của chế độ độc tài quân sự là một trong những ưu tiên. Brazil chưa bao giờ xét xử hay kết án bất kỳ cá nhân nào tham gia chế độ độc tài quân sự, và cũng chưa cho công khai các tài tiệu của quân đội trong giai đoạn này.

Trong một diễn biến liên quan, Liên hợp quốc ngày 18/11 đã đánh giá cao cam kết của Brazil về bảo vệ nhân quyền trong việc thành lập Ủy ban sự thật để điều tra các vi phạm nhân quyền trong giai đoạn 1964-1985.

Cao ủy Liên hợp quốc về Nhân quyền Navi Pillay nhận định việc thành lập cơ quan trên là một bước quan trọng nhằm xoa dịu các vết thương gây ra trong giai đoạn trên và làm rõ các sai lầm của quá khứ./.

Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

CẢM NHẬN CỦA BẠN VỀ BÀI VIẾT NÀY

  • Rất hay
  • Thích
  • Giải trí
  • Cần cải thiện

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Lào Cai gỡ vướng trong công tác giải phóng mặt bằng Dự án đường dây 500kV

Lào Cai gỡ vướng trong công tác giải phóng mặt bằng Dự án đường dây 500kV

04 Jul, 08:56 PM

Kinhtedothi- Mặc dù các phương án bồi thường và tái định cư đã được phê duyệt, nhưng đến đầu tháng 7/2025, nhiều địa phương vẫn chưa hoàn tất việc chi trả và thu hồi đất cho Dự án đường dây 500kV Lào Cai – Vĩnh Yên. Lãnh đạo tỉnh yêu cầu khẩn trương tháo gỡ những điểm nghẽn, tránh ảnh hưởng đến tiến độ chung.

Sẽ vinh danh 20 gương thanh niên sống đẹp tiêu biểu năm 2025

Sẽ vinh danh 20 gương thanh niên sống đẹp tiêu biểu năm 2025

04 Jul, 02:25 PM

Kinhtedothi - Giải thưởng Thanh niên sống đẹp năm 2025 sẽ tuyên dương 20 gương thanh niên tiêu biểu trên các lĩnh vực. Các cá nhân được nhận giải thưởng “Thanh niên sống đẹp” là những người có những hành động đẹp, tạo sự lan tỏa, truyền năng lượng tích cực cho xã hội, đặc biệt là các bạn trẻ.

Thủ tướng nêu thời hạn với “3 nhiệm vụ lớn”

Thủ tướng nêu thời hạn với “3 nhiệm vụ lớn”

03 Jul, 09:44 PM

Kinhtedothi - Theo thông báo của Văn phòng Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã có chỉ đạo cụ thể về tiến độ đối với các công tác: xóa nhà tạm, nhà dột nát trên phạm vi cả nước; các công trình, dự án quan trọng quốc gia, trọng điểm ngành giao thông vận tải; thúc đẩy giải ngân vốn đầu tư công năm 2025.

Tin mới
VIDEO
Tin Tài Trợ