Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới

Brexit - cơ hội chiến thắng của Donald Trump?

Tú AnhTheo CNN
Chia sẻ Zalo

Kinhtedothi - Các cử tri Anh đã quyết định rời khỏi Liên minh châu Âu (EU) sau khi thể hiện sức mạnh ý chí trong cuộc trưng cầu dân ý lịch sử. Tỷ phú Donal Trump đã khẳng định rằng, người Mỹ cũng sẽ như vậy.

Lá phiếu của các cử tri xứ sở sương  mù đã quyết định Anh sẽ rời EU (Brexit), buộc Thủ tướng David Cameron phải từ nhiệm và kinh tế toàn cầu một phen chao đảo.

Nhìn nhận lại, có thế thấy cuộc trưng cầu dân ý – tương tự cuộc bầu cử Mỹ - ở một vài khía cạnh. Sự kiện này sôi sục với sự tức giận của phái dân túy, bất đồng hướng tới cộng đồng chính trị gia lão luyện nhưng quan cách và sự trỗi dậy của chủ nghĩa dân tộc. Trong khi đó tại Washington, chiến dịch vận động mang màu sắc dân túy của Donald Trump lớn mạnh thành một phong trào quốc gia chỉ trích các chính trị gia có thân thế.

Thành công của Brexit đặt ra một câu hỏi liệu ảnh hưởng tương tự có diễn ra ở Mỹ vào cuộc bầu cử ngày 8/11 tới.
Brexit có thể là cơ hội để tỷ phú Donald Trumph rút ngắn con đường tới Nhà Trắng.
Brexit có thể là cơ hội để tỷ phú Donald Trumph rút ngắn con đường tới Nhà Trắng.
Ứng viên Tổng thống phía bên đảng Cộng hòa Donald Trump đã hoan nghênh trước việc Anh quyết định rời khỏi EU và khẳng định, Mỹ sẽ là quốc gia tiếp theo “tái khẳng định tự do”.
“Tháng 11 tới, người Mỹ sẽ có cơ hội tái khẳng định sự tự do. Người Mỹ sẽ có cơ hội bỏ phiếu cho những chính sách thương mại, nhập cư và đối ngoại ưu tiên cho người dân”, ông Trump nói. “Họ cũng có cơ hội để phủ nhận những quy định thể chế mà giới giàu có trên toàn cầu đang nắm giữ, để thực sự mang đến một cuộc cách mạng cho chính nguyền, một chính quyền bởi dân, do dân và vì dân”, theo ông trùm bất động sản Mỹ.

Với quyết định rời khỏi EU, các cử tri Anh cũng gián tiếp “vỗ mặt” vào những cảnh cáo Tổng thống Mỹ Barack Obama từng đưa ra trước đó, rằng Brexit sẽ khiến nước này suy yếu.

Quyết định Brexit cũng cho thấy, những cảnh cáo mà nhiều chính trị gia lão luyện tại Anh đưa ra không hiệu quả. 

Những cảnh cáo tương tự cũng được đưa ra trong cuộc bầu cử Mỹ - đặc biệt từ phía ứng viên Tổng thống phía bên Đảng Dân chủ Hillary Clinton. Nhiều chính trị gia lão luyện cũng quan ngại chủ trương “nước Mỹ là số 1” của Donald Trump. Họ khẳng định nếu ông lên làm Tổng thống, sẽ khiến hệ thống toàn cầu chao đảo, khiến Washington mất đi vị thế là đầu tàu trong các vấn đề an ninh cho phương Tây.

Tương tự, thế hệ chính trị gia lão luyện lâu đời ở Anh cũng nhiều lần thuyết phục người dân với phương án “ở lại” vốn an toàn hơn, rằng Brexit sẽ khiến hệ thống chính trị Anh chia rẽ sâu sắc hơn. Họ từng lặp đi lặp lại lý lẽ rằng, nếu rời EU, Anh sẽ tự làm xói mòn vị thế trên trường quốc tế, đặc biệt là với phương Tây, cũng như tự ném mình vào cuộc suy thoái kinh tế.

Nhưng các cử tri Anh vẫn quyết định rời đi, một phương án có phần kiên quyết với tương lai chưa định rõ. Còn các cử tri Mỹ, họ sẽ chọn Donald Trump giống như cách London kiên quyết “ly hôn” EU?