Brexit có khiến Mỹ thay đổi chính sách với Anh?

Lan Hương
Chia sẻ Zalo

Kinhtedothi - Quyết định rời Liên minh châu Âu (EU) của Anh còn gọi là Brexit có thể ảnh hưởng đến “quan hệ đặc biệt” với Mỹ, đặt nghi vấn về khả năng hỗ trợ đồng minh trong nỗ lực giải quyết các khủng hoảng toàn cầu từ Trung Đông cho đến Ukraine.

Việc mất đi tiếng nói ủng hộ Mỹ mạnh mẽ nhất trong khối EU, hệ quả từ cuộc trưng cầu dân ý, đang đe dọa làm yếu đi ảnh hưởng của Washington lên các chính sách của châu Âu và giúp Nga có khả năng “làm khó” phương Tây nhiều hơn, các nhà phân tích nhận định.

Cuộc trưng cầu dân ý hôm 23/6 được nhìn nhận như là sự phản ánh chủ nghĩa dân tộc đang trỗi dậy, cũng là điều khiến nước Anh chia rẽ và làm giảm vai trò cũng như tầm vóc của nước này trong các vấn đề thế giới.
Hậu Brexit, lãnh đạo Anh - Mỹ có nhìn chung một hướng?
Hậu Brexit, lãnh đạo Anh - Mỹ có còn chung một hướng?
Quá trình ra khỏi EU sẽ không diễn ra ngay lập tức và phải thông qua đàm phán với EU có thể khiến Tổng thống tiếp theo của Mỹ phải cân nhắc xem có nên tìm kiếm đồng minh trong số các đối tác quan trọng khác ở châu Âu như Đức, Pháp hay không.
Ivo Daalder - cựu Đại sứ Mỹ ở NATO cho rằng, Anh có khả năng nâng cao tiếng nói và chính sách với các đồng minh châu Âu và NATO. Nhưng khi rời EU, điều này sẽ bị giảm bớt. Và với tư cách là đồng minh kể từ Thế chiến II, điều này sẽ khiến Mỹ có thể phải vất cả hơn để duy trì sự thống nhất xuyên Đại Tây Dương và châu Âu, ông Daalder dự báo.

Phil Gordon, nguyên cố vấn chính sách ngoại giao cấp cao của Tổng thống Obama, bày tỏ quan ngại, châu Âu sẽ tập trung vào việc Anh tách khối và các động thái độc lập trong châu lục mà “bỏ mặc” Mỹ với gánh nặng giải quyết các vấn đề quốc tế.

“Châu Âu càng tập trung vào sự kiện này thì thời gian, tiền bạc, tâm sức mà khối giúp đỡ chúng ta giải quyết các vấn đề quốc tế càng ít”, ông nói.

Ông Cameron từ trước đến nay luôn phối hợp chặt chẽ với Tổng thống Mỹ trong lĩnh vực an ninh, đóng vai trò quan trọng trong các chiến dịch quân sự do Mỹ dẫn đầu chống lại tổ chức Nhà nước Hồi giáo (IS) tự xưng ở Syria và Iraq và ủng hộ mạnh mẽ các biện pháp trừng phạt của Mỹ đối với Nga.

Vì vậy, lựa chọn rời EU của Anh đe dọa không chỉ nỗ lực an ninh của ông Obama trên thế giới mà còn ảnh hưởng đến sự phục hồi kinh tế và các chương trình thương mại quốc tế mà ông Obama đang theo đuổi trong những tháng cuối cùng còn tại nhiệm.

Mặc dù ông Obama khẳng định, rằng nước Anh sẽ vẫn là một "đối tác không thể thiếu", kết quả của cuộc trưng cầu dân ý cũng là một đòn mạnh đối với người đứng đầu Nhà trắng và có thể ảnh hưởng sâu sắc đến chính sách ngoại giao với Anh.

Tin đọc nhiều

Kinh tế đô thị cuối tuần