Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Bức phù điêu “Hà Nội - Mùa Đông 1946”

Kinhtedothi - Lặng lẽ giữa sự náo nhiệt của một khu chợ buôn bán hàng đầu Hà Nội, bức phù điêu “Hà Nội - Mùa Đông 1946” luôn gợi nhắc mọi người nhớ về những ngày chiến đấu oanh liệt của đồng bào và các cảm tử quân Hà Nội.

Dù đã hàng chục năm trôi qua, nhưng nhìn bức phù điêu này, mỗi người như thấy cả một trận địa… được quân và dân Thủ đô bài binh bố trận tại nơi đây, nhằm chống trả các đợt tấn công của quân Pháp.

Đó là sự quả cảm trong 60 ngày đêm chiến đấu kìm chân địch, tạo điều kiện cho cả nước chuẩn bị lực lượng bước vào cuộc chiến đấu lâu dài. Trong 3 ngày 11 - 13/2/1947, quân Pháp liên tiếp dội bom, nã pháo vào toàn khu Đồng Xuân, bắn phá nát chợ.

Đặc biệt, ngày 14/2/1947, tại chợ Đồng Xuân diễn ra trận đánh ác liệt nhất giữa các chiến sĩ Tiểu đoàn 101, Trung đoàn Thủ đô với quân Pháp. Đây là trận đánh lớn nhất của Liên khu I trong suốt 60 ngày đêm kìm chân địch tại Hà Nội.

Bức phù điêu “Hà Nội - Mùa Đông 1946” tại chợ Đồng Xuân, Hà Nội. Ảnh: Phạm Hùng

Mờ sáng 14/2, máy bay Pháp tiếp tục ném bom và bắn phá chợ Đồng Xuân và các phố xung quanh. Pháo binh Pháp dồn dập bắn vào sở chỉ huy của Tiểu đoàn. Xe tăng địch tấn công từ Bờ Sông vào bãi Bắc Qua, húc đổ tường sau chợ xông vào trong chợ. Sau khi xe tăng Pháp tiến vào được chợ, Tiểu đội giữ chợ do đội trưởng Trường Thành chỉ huy, đã đánh giáp lá cà, quần thảo với lính Lê dương bằng dao găm, mã tấu, gậy gộc.

Các chiến sĩ đã tấn công quyết liệt nhưng do sự chênh lệch về lực lượng và vũ khí nên nhiều chiến sĩ đã hy sinh. Sau đó, tiểu đội đã rút về tuyến phòng ngự trong các khu phố, tiếp tục cùng anh em trong Trung đoàn Thủ đô chiến đấu với quân địch. Trong ngày ấy, quân Pháp phải đánh ba đợt, đến đầu giờ chiều mới chiếm được chợ Đồng Xuân.

Cũng trong đêm 14/2, bộ đội ta phản công, bộ binh Pháp đã phải rút chạy khỏi chợ Đồng Xuân, các phố Hàng Chiếu, Chợ Gạo trả lại trận địa nguyên vị trí ban đầu. Trận đánh tại chợ Đồng Xuân đã để lại dấu ấn cho quân và dân Hà Nội lúc bấy giờ cũng như giai đoạn sau này. Trong 60 ngày đêm khói lửa, bà con chợ Đồng Xuân cũng tích cực góp sức người, sức của để cùng các chiến sĩ cảm tử quân Liên khu I cản phá, tấn công quân địch.

Để tưởng nhớ, tôn vinh các anh hùng liệt sĩ đã chiến đấu hy sinh trong 60 ngày đêm quyết tử bảo vệ Thủ đô, TP Hà Nội đã khánh thành bức phù điêu “Hà Nội - Mùa Đông 1946” được đúc bằng đồng, nặng 7 tấn, cao 5,7m cả bệ, rộng 4,5m.

Mặt trước của tấm phù điêu là hình ảnh các chiến sĩ cảm tử quân ôm bom ba càng, anh bộ đội cầm súng, công nhân, phụ nữ Thủ đô cùng sát cánh bên các chiến sĩ bảo vệ Hà Nội. Trên nền là những mái nhà của phố cổ lô xô, dáng hình chợ Đồng Xuân và ô Quan Chưởng xưa.

Mặc dù chợ Đồng Xuân hàng ngày luôn ồn ào, tấp nập bởi người mua, kẻ bán, nhưng công trình bức phù điêu “Hà Nội - Mùa Đông 1946” vẫn được Ban quản lý chợ chăm lo giữ gìn tốt. Vào các ngày lễ, Tết, mùng một và ngày rằm hàng tháng, nhiều bà con kinh doanh trong khu vực chợ Đồng Xuân thường đến thắp hương, đặt hoa tưởng nhớ anh linh các chiến sĩ cảm tử quân.

Tìm giải pháp lưu giữ phù điêu

Tìm giải pháp lưu giữ phù điêu

Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

CẢM NHẬN CỦA BẠN VỀ BÀI VIẾT NÀY

  • Rất hay
  • Thích
  • Giải trí
  • Cần cải thiện

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Lắng lòng cùng không gian phố

Lắng lòng cùng không gian phố

28 Mar, 11:01 AM

Kinhtedothi - Hà Nội ngày càng có thêm nhiều không gian phố lắng đọng trong văn hóa và nghệ thuật mang sắc hương Hà thành.

Phát triển văn hóa phải giữ được hồn cốt Hà Nội

Phát triển văn hóa phải giữ được hồn cốt Hà Nội

28 Mar, 09:59 AM

Kinhtedothi - Theo PGS.TS Bùi Thị An - nguyên đại biểu Quốc hội TP Hà Nội, văn hóa là nền tảng của đất nước, của dân tộc cũng như Thủ đô. Văn hóa là tổng hòa các khía cạnh của cuộc sống, liên quan đến đời sống vật chất và tinh thần của người Hà Nội.

Phát huy “sức mạnh mềm quốc gia”

Phát huy “sức mạnh mềm quốc gia”

26 Mar, 05:55 AM

Kinhtedothi - Văn hóa luôn có vai trò rất quan trọng bởi văn hóa chính là sự sáng tạo của con người. Như Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nói, sự sáng tạo đấy là “vì lẽ sinh tồn”, là do nhu cầu của cuộc sống của con người.

Bài 4: Đổi mới tư duy, kiến tạo không gian phát triển

Bài 4: Đổi mới tư duy, kiến tạo không gian phát triển

23 Mar, 02:17 PM

Kinhtedothi - Trong bối cảnh Việt Nam đang bước vào kỷ nguyên hội nhập mạnh mẽ, văn hóa đứng trước nhiều thời cơ cũng như thách thức quan trọng, đòi hỏi những giải pháp, hành động cấp thiết để thúc đẩy sự phát triển và vươn mình trên trường quốc tế, cùng đất nước bước vào Kỷ nguyên mới.

Tin mới
VIDEO
Tin Tài Trợ