Phát huy “sức mạnh mềm quốc gia”
Chia sẻ với Kinh tế & Đô thị, GS.TS Phạm Hồng Tung - Đại học Quốc gia Hà Nội cho rằng, trong kỷ nguyên chuyển đổi số và toàn cầu hóa ngày càng sâu rộng, toàn diện hiện nay, vai trò của văn hóa lại càng được nâng cao.
Theo GS.TS Phạm Hồng Tung, trong thế giới toàn cầu hóa, mọi khoảng cách không gian, thời gian bị thu hẹp và xóa nhòa. Nhưng không phải là nhân loại bị hòa tan trong toàn cầu hóa, mà càng phải tôn trọng sự khác biệt, bản sắc riêng.
Vì thế, Việt Nam và tất cả các nước đều đặt ra mục tiêu hội nhập nhưng không hòa tan, càng hội nhập càng phải tỏa sáng hơn nữa.
Việt Nam tỏa sáng bằng cách nào? Chúng ta tỏa sáng bằng cái đặc sắc, tính riêng biệt, sự khác biệt trong nền văn hóa của mình. Cho nên, toàn cầu hóa là cơ hội để chúng ta trình diễn, giới thiệu những giá trị tốt đẹp, tinh túy của văn hóa Việt Nam đến với thế giới. Và nếu chúng ta làm tốt việc này thì văn hóa trở thành một yếu tố cấu thành của sức cạnh tranh quốc gia hay còn gọi là “sức mạnh mềm quốc gia”.
Để làm được điều đó, chúng ta chỉ có lựa chọn duy nhất là phát triển công nghiệp văn hóa và sáng tạo. Bởi công nghiệp văn hóa sẽ giúp cho tất cả các giá trị văn hóa trở thành hàng hóa, dịch vụ. Phát triển công nghiệp văn hóa là con đường duy nhất làm cho các giá trị văn hóa được lan tỏa trong thế giới toàn cầu. Chúng ta đã có những bài học rất cụ thể, như trước đây trên thế giới ít người biết đến Hàn Quốc, xét cả về kinh tế và văn hóa. Nhưng ngày nay, nhiều người trên thế giới biết đến quốc gia này nhờ nhạc K-Pop, kim chi và phim Hàn Quốc.
Việt Nam chúng ta trước đây có hình ảnh chùa Một Cột, mành tre, mành ốc, hiện nay có phở, áo dài và cả những kho tàng di sản văn hóa rất phong phú, độc đáo, có thể trở thành những sản phẩm lan tỏa giá trị Việt đến toàn cầu. Do đó, chúng ta phát triển công nghiệp văn hóa với nhiều lĩnh vực có thế mạnh để phát huy những giá trị tinh túy nhất của văn hóa Việt Nam, xứng đáng với địa vị của một dân tộc ngàn năm văn hiến.
Văn hóa không chỉ để công chúng thụ hưởng mà còn trở thành lĩnh vực kinh tế, tiếp sức cạnh tranh cho tất cả các sản phẩm của nền kinh tế Việt Nam trên thị trường thế giới. Văn hóa là một yếu tố cấu thành của năng lực cạnh tranh quốc gia.
Bản thân công nghiệp văn hóa cũng là một ngành kinh tế mũi nhọn, ngành công nghiệp không khói mang lại rất nhiều việc làm, thu nhập lớn và ít gây ra ô nhiễm môi trường. Từ đó, chúng ta có tiền để tái đầu tư, bảo tồn, phát huy tốt hơn giá trị các di sản văn hóa và thu hẹp khoảng hưởng thụ văn hóa cho người dân.

Dấu ấn kiến trúc và nét đẹp văn hóa của người Hà Nội xưa
Kinhtedothi - Kiến trúc Hà Nội là sự giao thoa giữa quá khứ và hiện tại, Đông và Tây, không chỉ tạo nên diện mạo đô thị mà còn phản chiếu lịch sử, văn hóa, nếp sống người Tràng An.

Biến tình yêu văn hóa, di sản dân tộc thành hành động
Từ năm 2024, khi công nghiệp văn hóa được đẩy mạnh với thông điệp về lan tỏa vẻ đẹp văn hóa truyền thống, nhiều nhà sản xuất, nghệ sĩ đã đưa các chất liệu văn hóa vào sản phẩm tạo nên những cơn sốt bất ngờ.

Bước tiến mới cho ngành công nghiệp văn hóa
Kinhtedothi - Trong những năm gần đây, việc kết hợp sự kiện âm nhạc với các yếu tố văn hóa truyền thống ngày càng trở thành một xu hướng nổi bật, góp phần lan tỏa giá trị dân tộc và tạo sự kết nối cộng đồng.