Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới
Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Bước chuyển mạnh của ngành chăn nuôi

Kinhtedothi - Ngành chăn nuôi đang chuyển dịch nhanh theo hướng trang trại, công nghiệp (chiếm trên 40% về quy mô và 60% về sản lượng). Bước đầu đã hình thành nhiều ngành công nghiệp nền tảng cho phát triển chăn nuôi.
Chăm sóc đàn lợn tại trang trại chăn nuôi của Tập đoàn Masan. Ảnh: Trọng Tùng
Thu hút nhiều doanh nghiệp lớn
Theo Bộ NN&PTNT, thực hiện Quyết định số 10/2008/QĐ-TTg về Chiến lược phát triển chăn nuôi đến năm 2020, 10 năm qua, tốc độ tăng trưởng ngành chăn nuôi luôn giữ ở mức cao, trung bình từ 5 - 6%/năm. Doanh thu từ ngành thức ăn chăn nuôi đạt khoảng 200.000 tỷ đồng. Giá trị từ thịt lợn và thịt gia cầm tương ứng 155.000 tỷ đồng và 50.000 tỷ đồng; cùng với đó là khoảng 9 tỷ quả trứng và trên 800.000 tấn sữa tươi mang lại giá trị 35.000 tỷ đồng…
Mục tiêu mà ngành chăn nuôi hướng tới trong giai đoạn từ nay đến năm 2020, định hướng 2030 là sản xuất hàng hóa lớn, vừa đáp ứng yêu cầu về an ninh thực phẩm cho xã hội, vừa tạo việc làm, nâng cao thu nhập cho người nông dân. 

Quyền Cục trưởng Cục Chăn nuôi Nguyễn Xuân Dương
Ngành chăn nuôi chuyển dịch nhanh theo hướng trang trại, công nghiệp (chiếm trên 40% về quy mô và 60% về sản lượng). Bước đầu đã hình thành nhiều ngành công nghiệp nền tảng cho phát triển chăn nuôi như: Chế biến thức ăn; công nghiệp chuồng trại, nhân giống… Ngành chăn nuôi cũng đã và đang thu hút nguồn lực đầu tư lớn, với sự tham gia của nhiều DN lớn như: C.P, Cargill, De Heus, Guyomarc’h, CJ, Masan…

Hiện đã hình thành nhiều chuỗi liên kết trong sản xuất chăn nuôi có hiệu quả, điển hình như chuỗi sản xuất thịt lợn, thịt gia cầm của Dabaco, Emivest, Japfa Comfeed…; chuỗi trứng của Công ty Ba Huân, C.P Vietnam…; chuỗi sữa của Vinamilk, Mộc Châu, TH Truemilk… Đặc biệt, đã xuất hiện các chuỗi liên kết tạo ra sản phẩm chăn nuôi xuất khẩu như: Chuỗi thịt gà của Công ty Koyu & Unitek Dehous Belga - Hùng Nhơn, tổ hợp Nguyễn Hồ; chuỗi trứng muối miền Đông của Vietfarm…

Đồng bộ các giải pháp

Song song với những kết quả đã đạt được, việc phát triển ngành chăn nuôi của Việt Nam trong 10 năm qua vẫn bộc lộ những hạn chế. Nổi cộm trong đó là vấn đề thu hút các DN đầu tư vào lĩnh vực chăn nuôi. Thực tế, nhiều DN hiện còn gặp khó trong quá trình thực hiện các thủ tục hành chính, đất đai, đánh giá tác động môi trường và tiếp cận vay vốn tín dụng. Lĩnh vực chế biến sản phẩm chăn nuôi của nước ta nhìn chung còn yếu. Công nghiệp phụ trợ cũng chưa đáp ứng được nhu cầu phát triển…

Để khắc phục những yếu kém trên, theo quyền Cục trưởng Cục Chăn nuôi Nguyễn Xuân Dương, song song với phát triển đàn lợn ngoại theo hướng trang trại công nghiệp, ngành sẽ mở rộng nhanh quy mô đàn lợn theo hướng chăn nuôi hữu cơ, sử dụng các giống lợn bản địa và giống lợn lai có chất lượng cao; đổi mới và phát triển chăn nuôi gia cầm theo hướng trang trại, công nghiệp và chăn thả có kiểm soát; khuyến khích phát triển công nghiệp sản xuất nguyên liệu thức ăn chăn nuôi. Đồng thời, ngành sẽ quy hoạch, tổ chức lại hệ thống cơ sở giết mổ và chế biến gia súc, gia cầm theo hướng công nghiệp tập trung, gắn với vùng chăn nuôi hàng hóa, đảm bảo yêu cầu về vệ sinh thú y, an toàn thực phẩm và bảo vệ môi trường...

Đối với 4 sản phẩm chăn nuôi chủ lực quốc gia gồm: Lợn, gia cầm, bò sữa, bò thịt, Bộ NN&PTNT sẽ chỉ đạo các địa phương phát triển chăn nuôi lợn, gia cầm trọng điểm ở những nơi có điều kiện về đất đai, nguồn nước ngọt và môi trường sinh thái. Ngoài tập trung phát triển bò sữa ở các vùng cao nguyên Lâm Đồng, Mộc Châu (Sơn La), có thể mở rộng ra các tỉnh, TP có điều kiện về diện tích trồng cỏ, cây thức ăn xanh, khả năng đầu tư và kinh nghiệm chăn nuôi. Bên cạnh đó là phát triển chăn nuôi bò thịt, tập trung ở Bắc Trung Bộ, Duyên hải Nam Trung Bộ, Tây Nguyên và Đông Nam Bộ.

Để tạo nguồn thức ăn an toàn cho ngành chăn nuôi, Bộ NN&PTNT cũng sẽ rà soát, điều chỉnh quy hoạch cơ sở sản xuất thức ăn chăn nuôi công nghiệp, bảo đảm phù hợp với nhu cầu của thị trường tiêu thụ trong nước, cũng như đáp ứng nhu cầu xuất khẩu.
Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

CẢM NHẬN CỦA BẠN VỀ BÀI VIẾT NÀY

  • Rất hay
  • Thích
  • Giải trí
  • Cần cải thiện

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Bức tranh nông thôn mới ở miền biên viễn Điện Biên

Bức tranh nông thôn mới ở miền biên viễn Điện Biên

14 Jul, 01:40 PM

Kinhtedothi – Từ vùng đất nông nghiệp truyền thống, nhiều bản làng ở Điện Biên đã “thay da đổi thịt” nhờ chương trình xây dựng nông thôn mới (NTM). Không chỉ là những con đường bê tông, nhà văn hóa khang trang, mà còn là sự đổi thay trong tư duy phát triển, ứng dụng công nghệ và phát huy nội lực cộng đồng.

Quảng Ngãi: gõ cửa từng nhà, gom dữ liệu nông thôn

Quảng Ngãi: gõ cửa từng nhà, gom dữ liệu nông thôn

07 Jul, 10:41 AM

Kinhtedothi-Từ đầu tháng 7, Quảng Ngãi đồng loạt ra quân thực hiện cuộc Tổng điều tra nông thôn, nông nghiệp 2025. Dữ liệu thu thập lần này sẽ là cơ sở quan trọng cho hoạch định chính sách phát triển nông nghiệp - nông thôn phù hợp với giai đoạn mới, đặc biệt sau khi địa phương mở rộng địa giới hành chính.

Thực hiện "4 đẩy mạnh", "3 tiên phong" để đạt mục tiêu nông nghiệp sinh thái, nông thôn hiện đại

Thực hiện "4 đẩy mạnh", "3 tiên phong" để đạt mục tiêu nông nghiệp sinh thái, nông thôn hiện đại

01 Jul, 11:06 PM

Kinhtedothi - Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính yêu cầu cần tiếp tục thực hiện các chương trình, phong trào thi đua, kiên trì, kiên định để thực hiện bằng được mục tiêu xây dựng "nông nghiệp sinh thái, nông thôn hiện đại, nông dân văn minh" và "giảm nghèo toàn diện, bao trùm và bền vững".

Gia tăng giá trị cho nông nghiệp Hà Nội

Gia tăng giá trị cho nông nghiệp Hà Nội

01 Jul, 03:18 PM

Kinhtedothi – Trong bối cảnh tốc độ đô thị hóa nhanh, diện tích đất nông nghiệp ngày càng thu hẹp, Hà Nội lựa chọn phát triển nông nghiệp đa giá trị, song vẫn mang những đặc trưng, hài hòa với quy hoạch đô thị và bảo vệ môi trường sinh thái.

Tin mới
VIDEO
Tin Tài Trợ