Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới
Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Bức tranh nông thôn mới ở miền biên viễn Điện Biên

Kinhtedothi – Từ vùng đất nông nghiệp truyền thống, nhiều bản làng ở Điện Biên đã “thay da đổi thịt” nhờ chương trình xây dựng nông thôn mới (NTM). Không chỉ là những con đường bê tông, nhà văn hóa khang trang, mà còn là sự đổi thay trong tư duy phát triển, ứng dụng công nghệ và phát huy nội lực cộng đồng.

Chuyển biến mạnh mẽ từ tư duy đến hành động

Là bản đầu tiên của phường Mường Thanh (trước đây thuộc xã Thanh Xương), bản Ten B đã trở thành điểm sáng với mô hình nông thôn mới (NTM) thông minh. Trước đây, đời sống người dân nơi đây chủ yếu dựa vào sản xuất nông nghiệp truyền thống, hiệu quả thấp do chưa áp dụng kỹ thuật tiên tiến. Tuy nhiên, từ khi thực hiện chương trình NTM, diện mạo bản làng bắt đầu thay đổi.

Người dân Ten B tích cực chuyển đổi sinh kế sang dịch vụ, thương mại, cơ khí, đồng thời ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất nông nghiệp. Năm 2021, bản được công nhận NTM kiểu mẫu và đến cuối năm 2024, đã hoàn thành toàn bộ 6/6 tiêu chí của bản NTM thông minh.

Nhà văn hóa bản Nà Ín được xây dựng khang trang nhờ sự chung sức, hiến đất của Nhân dân. Ảnh: BĐBP

Hiện nay, 100% hộ dân được phủ sóng Internet cáp quang và 4G/5G, nhà văn hóa bản được lắp wifi miễn phí phục vụ sinh hoạt cộng đồng. Tỷ lệ người dân sử dụng điện thoại thông minh đạt gần 100%, trong đó 97% có tài khoản thanh toán điện tử. Đặc biệt, toàn bộ người dân dùng smartphone đều đã cài và sử dụng hiệu quả ứng dụng “Điện Biên Smart”.

Không gian nhà văn hóa bản Ten B giờ đây là trung tâm gắn kết cộng đồng. Ban ngày, thanh niên chơi thể thao, truy cập mạng. Buổi tối, nơi đây rộn ràng tiếng nhạc, hoạt động văn nghệ dân gian, dân ca do hội phụ nữ, người cao tuổi tổ chức.

Ông Quàng Văn Mứng, Trưởng ban Công tác mặt trận bản Ten B cho biết, trước kia, việc truyền thông bản chủ yếu qua loa phát thanh và đến từng nhà. Nay, 100% hộ dân đã kết nối Zalo nhóm bản. Mọi thông báo, kế hoạch được cập nhật nhanh chóng, chính xác. Người dân nắm bắt kịp thời, chủ động tham gia các hoạt động cộng đồng.

Bản Nà Hỳ 1, xã Nà Hỳ là minh chứng cho sự chuyển biến mạnh mẽ từ tư duy đến hành động. Từng là bản có xuất phát điểm thấp, cơ sở hạ tầng yếu, nhận thức người dân chưa đồng đều. Nhưng bằng cách làm kiên trì, khéo léo, chi bộ bản đã huy động người dân hiến đất, góp công xây dựng đường nội bản, điểm trường, nhà văn hóa.

Người dân cũng thay đổi cách nghĩ, cách làm trong sản xuất nông nghiệp, xây dựng mô hình sinh kế mới. Hiện bản không còn hộ nghèo, đời sống ngày càng ổn định, môi trường bản xanh - sạch - đẹp.

Tại bản Nà Ín, xã Mường Chà - nơi về đích NTM kiểu mẫu năm 2021 - bài học rút ra là: phải dựa vào dân, phát huy nội lực. Ban lãnh đạo bản cùng người dân cải tạo vườn tạp, chuyển đổi cây trồng, vật nuôi, xây dựng mô hình vườn mẫu gắn với kinh tế hộ.

Theo ông Thùng Văn Thánh, Trưởng bản Nà Ín, hiện bản có nhiều mô hình hiệu quả như: trồng bí xanh, sa nhân, nuôi ong, chăn nuôi trang trại. Thu nhập bình quân đầu người đạt 36,5 triệu đồng/năm; không còn hộ nghèo. Hạ tầng, vệ sinh môi trường, nhà cửa, cảnh quan đều được chỉnh trang đồng bộ.

Cũng thuộc xã Mường Chà, bản Nà Sự sau khi đạt chuẩn NTM tiếp tục được chọn xây dựng NTM kiểu mẫu. Điểm nhấn ở đây là phát triển du lịch cộng đồng.

Ông Thùng Văn Quân, Trưởng bản Nà Sự, cho biết: bản đã xây dựng các cọn nước dọc suối, cải tạo cảnh quan, lắp 1.500 bóng điện chiếu sáng đường nội bản, phát triển homestay tiêu chuẩn, đội văn nghệ và món ăn truyền thống. Mỗi năm, bản đón gần 6.000 lượt khách du lịch, tạo sinh kế và tăng thu nhập cho người dân.

Phát huy nội lực, bền vững từ gốc

Thành công của các mô hình bản NTM thông minh, kiểu mẫu như Ten B, Nà Hỳ 1, Nà Ín, Nà Sự là kết quả của sự kết hợp hài hòa giữa đầu tư của Nhà nước và sức dân. Trong đó, động lực cốt lõi là tinh thần chủ động, đổi mới, sáng tạo của chính người dân – chủ thể của quá trình phát triển.

Thực tế cho thấy, để xây dựng NTM thành công, không chỉ là xây đường, làm nhà văn hóa, mà còn là chuyển đổi tư duy sản xuất, nâng cao trình độ số hóa, bảo tồn văn hóa bản địa và xây dựng cộng đồng gắn bó.

Mỗi bản, mỗi mô hình thành công sẽ là hạt nhân, là hình mẫu lan tỏa để nhiều vùng quê khác của Điện Biên tiếp tục bứt phá, phát triển toàn diện theo hướng hiện đại, văn minh và bền vững.

Thường Tín đón nhận danh hiệu huyện đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao

Thường Tín đón nhận danh hiệu huyện đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao

Nam Định bứt phá xây dựng nông thôn mới kiểu mẫu

Nam Định bứt phá xây dựng nông thôn mới kiểu mẫu

Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

CẢM NHẬN CỦA BẠN VỀ BÀI VIẾT NÀY

  • Rất hay
  • Thích
  • Giải trí
  • Cần cải thiện

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Quảng Ngãi: gõ cửa từng nhà, gom dữ liệu nông thôn

Quảng Ngãi: gõ cửa từng nhà, gom dữ liệu nông thôn

07 Jul, 10:41 AM

Kinhtedothi-Từ đầu tháng 7, Quảng Ngãi đồng loạt ra quân thực hiện cuộc Tổng điều tra nông thôn, nông nghiệp 2025. Dữ liệu thu thập lần này sẽ là cơ sở quan trọng cho hoạch định chính sách phát triển nông nghiệp - nông thôn phù hợp với giai đoạn mới, đặc biệt sau khi địa phương mở rộng địa giới hành chính.

Thực hiện "4 đẩy mạnh", "3 tiên phong" để đạt mục tiêu nông nghiệp sinh thái, nông thôn hiện đại

Thực hiện "4 đẩy mạnh", "3 tiên phong" để đạt mục tiêu nông nghiệp sinh thái, nông thôn hiện đại

01 Jul, 11:06 PM

Kinhtedothi - Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính yêu cầu cần tiếp tục thực hiện các chương trình, phong trào thi đua, kiên trì, kiên định để thực hiện bằng được mục tiêu xây dựng "nông nghiệp sinh thái, nông thôn hiện đại, nông dân văn minh" và "giảm nghèo toàn diện, bao trùm và bền vững".

Gia tăng giá trị cho nông nghiệp Hà Nội

Gia tăng giá trị cho nông nghiệp Hà Nội

01 Jul, 03:18 PM

Kinhtedothi – Trong bối cảnh tốc độ đô thị hóa nhanh, diện tích đất nông nghiệp ngày càng thu hẹp, Hà Nội lựa chọn phát triển nông nghiệp đa giá trị, song vẫn mang những đặc trưng, hài hòa với quy hoạch đô thị và bảo vệ môi trường sinh thái.

Tin mới
VIDEO
Tin Tài Trợ