Bước đi quan trọng nâng cao hiệu quả hoạt động của Mặt trận Tổ quốc
Kinhtedothi - Ngày 21/5, Ủy ban MTTQ Việt Nam TP Hồ Chí Minh tổ chức hội nghị lấy ý kiến về dự thảo Nghị quyết sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 2013.
Phát biểu đề dẫn, Phó Chủ tịch Ủy ban MTTQ TP Hồ Chí Minh Phạm Minh Tuấn cho biết, sau hơn 10 năm thi hành, Hiến pháp năm 2013 đã thể hiện vai trò to lớn trong xây dựng và phát triển đất nước. Đến nay, Quốc hội quyết định sửa đổi, bổ sung một số điều nhằm đáp ứng yêu cầu thực tiễn và định hướng phát triển lâu dài. Trong đó, việc sửa đổi các quy định liên quan đến MTTQ Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội là một nội dung trọng tâm.
Góp ý tại hội nghị, các đại biểu đều nhất trí rằng việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 2013 là cấp thiết, nhằm thể chế hóa kịp thời và đầy đủ các chủ trương lớn của Đảng về sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy trong hệ thống chính trị.
Cùng với đó, việc sắp xếp lại các tổ chức chính trị - xã hội, hội quần chúng về trực thuộc Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam được xác định là bước đi quan trọng để nâng cao hiệu quả hoạt động, tăng tính liên thông, thống nhất và sát thực tiễn. Đồng thời bảo đảm thực hiện tốt vai trò đại diện, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của Nhân dân.
Theo luật sư Trương Thị Hòa, Phó Chủ tịch Trung tâm Trọng tài Thương mại TP Hồ Chí Minh, Phó Chủ nhiệm Hội đồng tư vấn về Dân chủ - Pháp luật, Ủy ban MTTQ Việt Nam TP Hồ Chí Minh, hiện nay, đơn vị hành chính (ĐVHC) ở nước ta đã và đang vận hành theo mô hình ba cấp: cấp tỉnh, cấp huyện và cấp xã, trong đó cấp huyện chỉ còn giữ vai trò trung gian, không còn phù hợp với yêu cầu quản trị hiện đại và xu hướng chuyển đổi số quốc gia. Vì vậy, việc tổ chức lại mô hình chính quyền địa phương 2 cấp là phù hợp, giúp nâng cao hiệu quả quản lý Nhà nước và sát với cơ sở.
Góp ý tại hội nghị, Chủ tịch Hội Luật gia TP Hồ Chí Minh Ung Thị Xuân Hương nhất trí với quy định "Công đoàn Việt Nam, Hội Nông dân Việt Nam, Đoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh, Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam, Hội Cựu chiến binh Việt Nam là các tổ chức chính trị - xã hội trực thuộc MTTQ Việt Nam". Theo bà Hương, quy định này phù hợp với Nghị quyết số 60-NQ/TW ngày 12/4/2025 Hội nghị lần thứ 11 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII.
Tuy nhiên, Chủ tịch Hội Luật gia TP Hồ Chí Minh cho rằng, nên cân nhắc từ "trực thuộc". Bà Hương đề nghị thay bằng cụm từ "là tổ chức thành viên của MTTQ Việt Nam" cho phù hợp quy định. Hơn nữa, 5 tổ chức chính trị - xã hội này có vị trí độc lập, hoạt động theo Điều lệ của từng tổ chức, khác với các phòng ban chuyên môn trực thuộc Mặt trận.

Nguyên Phó Bí thư Thành ủy TP Hồ Chí Minh Võ Thị Dung góp ý tại hội nghị.
Ảnh: VĂN MINH
Chủ tịch Hội Luật gia TP Hồ Chí Minh cũng đề nghị làm rõ mối quan hệ giữa MTTQ Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội khi thực hiện sắp xếp các tổ chức này trực thuộc MTTQ Việt Nam để thống nhất cách gọi.
Nguyên Phó Bí thư Thành ủy TP Hồ Chí Minh Võ Thị Dung đề xuất các tổ chức chính trị - xã hội nên là "tổ chức thành viên nòng cốt của MTTQ Việt Nam" thay vì "trực thuộc MTTQ Việt Nam" như dự thảo nêu. Bà Võ Thị Dung phân tích chức năng, nhiệm vụ của từng tổ chức chính trị - xã hội không thay đổi.
Cũng theo bà Võ Thị Dung, phương thức hoạt động của các tổ chức - chính trị xã hội cũng không thay đổi khi "phối hợp và thống nhất hành động", chỉ nhấn mạnh thêm yếu tố "dưới sự chủ trì của MTTQ Việt Nam". Với nội dung này, bà Dung đề nghị Hiến pháp cần sửa đổi thành "do sự chủ trì của MTTQ Việt Nam".
Trích dẫn
Việc lấy ý kiến trong hệ thống MTTQ TP Hồ Chí Minh nhằm huy động trí tuệ, tâm huyết và tạo sự đồng thuận, thống nhất cao của toàn dân, bảo đảm Hiến pháp phản ánh đúng ý chí, nguyện vọng của Nhân dân.

Công an TP Hồ Chí Minh hướng dẫn người dân góp ý kiến dự thảo sửa đổi Hiến pháp 2013 qua VNeID
Kinhtedothi – Thực hiện Nghị quyết 57-NQ/TW ngày 22/12/2024 của Bộ Chính trị về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia. Công an TP Hồ Chí Minh hướng dẫn người dân thể hiện ý chí, nguyện vọng của mình thông qua việc tham gia góp ý kiến dự thảo sửa đổi Hiến pháp 2013 qua ứng dụng VNeID.

Theo chân công an phường hướng dẫn người dân góp ý, sửa đổi Hiến pháp qua ứng dụng VNeID
Kinhtedothi – Với phương châm “đi từng ngõ, gõ từng nhà, rà từng nhân khẩu”, cán bộ chiến sĩ công an trên địa bàn Thủ đô cùng với tổ dân phố, lực lượng an ninh cơ sở đã và đang tận tình hướng dẫn người dân tham gia đóng góp ý Dự thảo Nghị quyết sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 2013 thông qua ứng dụng VneID.

Góp ý sửa đổi Hiến pháp: Quan tâm nhiều về đơn vị hành chính, đặc khu
Kinhtedothi-Đa số đại biểu thống nhất với dự thảo Nghị quyết sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 2013, song cũng quan tâm, góp ý đối với Điều 110 về các đơn vị hành chính (ĐVHC), đặc khu và Điều 9 về vai trò của (Mặt trận Tổ quốc) Việt Nam.