Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới
Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Bước đồng hành

Kinhtedothi - Người ta luôn tin trong tiến trình dựng xây và tái thiết đô thị hiện đại, trong hành trình đi đến TP sáng tạo và cả trong hành trình hội nhập với nhiều sắc màu, Hà Nội luôn có những xưa cũ truyền thống đồng hành cùng những mới mẻ sáng tạo. Bằng chứng là văn nghệ dân gian - những xưa cũ tưởng như đã cổ điển, đã bắt nhịp hài hòa và góp sắc hương độc đáo vào các hoạt động công nghiệp văn hóa Thủ đô.

1. Lâu lắm mới có dịp tụ tập hội bạn già ở nhà một đồng niên trong giới làm nghệ thuật để hàn huyên những câu chuyện về Hà Nội và những sáng tác mang hơi thở Hà thành. Câu chuyện cứ mê mải kéo suốt buổi chiều ngày chớm Hạ, để bất chợt có người nhắc đến những sáng tác, những sân khấu sáng đèn từ độ Đại thắng mùa Xuân năm 1975 cho đến ngày hôm nay. Rõ là nhiều đổi khác và lắm mê say tích tụ trong tâm hồn và khát khao thể hiện của giới làm nghệ thuật chung thủy với mảnh đất và con người Kinh kỳ hào hoa này.

Ông bạn tuổi thất thập cả đời gắn bó với làn điệu chèo và sân khấu chèo Hà Nội nói như thể dân nghiên cứu chính hiệu: “Đại thắng mùa Xuân năm 1975 đã đưa đất nước bước sang một trang sử mới, mở ra cho văn học nghệ thuật một không khí, không gian mới; giai đoạn văn hóa, văn nghệ thống nhất, giao hòa; phát triển trong tính tổng thể, toàn vẹn, tiến bộ; qua đó bắt nhịp, cổ vũ, đồng hành với công cuộc đổi mới và phát triển đất nước”. Cảm nhận đó đích thị là ruột gan của người mà nghệ thuật và niềm yêu Hà Nội đã ngấm vào từng mạch máu, từng hơi thở. Đã là lời ruột gan thì nó luôn đúng khi ai nấy lục tìm trong ký ức Hà thành để mang những tác phẩm theo tháng năm ra đong đếm.

Múa rối nước Đào Thục tại Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam. Ảnh: Văn Phúc

Thì đấy, từ độ “Em bé Hà Nội” (phim truyện của đạo diễn Hải Ninh), “Hà Nội mùa đông năm 1946” (phim truyện nhựa của đạo diễn Đặng Nhật Minh) cho đến “Người Hà Nội” (phim truyền hình của phỏng theo tiểu thuyết “Phố” của Chu Lai do Hoàng Tích Chỉ và Đoàn Lê đạo diễn). Rồi kinh qua thời “Tôi và chúng ta” (vở kịch nói của Lưu Quang Vũ do Doãn Hoàng Giang đạo diễn) đến chùm hài kịch “Kẻ khóc người cười” (Nhà hát Tuổi trẻ thực hiện), cho đến “Đào, phở và piano” (phim truyện của đạo diễn Phi Tiến Sơn) gần đây là bao nhiêu cung bậc của văn học nghệ thuật Hà thành. Đúng là tác phẩm khai sinh trên dòng chảy thời gian đã “thay lời muốn nói” về những sáng tạo, thích ứng với thời cuộc và hội nhập với sự phát triển không ngừng nghỉ của TP nghìn năm tuổi Thăng Long - Hà Nội. Đúng là nửa thế kỷ qua, hơn 4,4 nghìn nghệ sĩ của 9 hội văn học nghệ thuật chuyên ngành đã cho ra đời nhiều tác phẩm và công trình nghệ thuật đậm đà chất đời sống. Họ đã hết mình với nghệ thuật và Hà thành khi phản ánh chân thật cuộc sống, lao động sáng tạo ở mảnh đất này. Đó chính là một cách đồng hành cùng nhịp điệu phát triển để góp sức xây dựng nền tảng tinh thần xã hội, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội.

2. Nhận xét của ông bạn già như thể dẫn dụ cả hội đồng niên nghệ thuật bước vào cái hứng khởi của người sáng tạo. Người chung tình với văn chương thì lấy văn chương làm bằng chứng để “khoe” rằng: văn học, nghệ thuật Thủ đô 5 thập kỷ qua đã vận động theo hướng dân chủ hóa. Nếu trước đó văn học, nghệ thuật đề cao chức năng giáo dục, cổ vũ chiến đấu thì nay còn thỏa mãn cả nhu cầu giao tiếp, đối thoại, giải trí, dự báo, quan tâm đến sự chia sẻ… Người thủy chung với sân khấu thì mang vở diễn làm chứng nhân cho những biến thiên của sàn gỗ: văn học nghệ thuật nói chung và sân khấu Thủ đô nói riêng đã có sự giao lưu giữa các vùng miền, tác động, ảnh hưởng và tạo ra sự đổi mới. Những vấn đề xây dựng đời sống mới, lao động sản xuất và những vấn đề nhức nhối mà xã hội quan tâm đã được phản ánh quyết liệt…

Quả là sân khấu Hà Nội, từ kịch nói, chèo, tuồng, cải lương, múa rối, xiếc… đều trải qua nhiều giai đoạn, có thời “hoàng kim”, cũng có lúc bối rối, trầm tư khi cạnh tranh với các hình thức giải trí mới. Dẫu vậy, sân khấu Hà Nội đã có sự đầu tư vượt bậc, vừa gìn giữ truyền thống vừa cập nhật hình thức hiện đại để tiếp cận và đáp ứng nhu cầu của khán giả hiện nay. Ở đó, nhiều tác phẩm đã dám thẳng thắn đấu tranh, phê phán cái xấu, tiêu cực, bảo vệ những giá trị đạo đức, nhân văn. Không riêng gì góc sáng tác, mà nhiều công trình nghiên cứu lý luận, phê bình, dịch thuật đã được khai sinh với tâm niệm: tổng kết những giá trị văn học, nghệ thuật, giới thiệu những tinh hoa văn hóa nhân loại; khẳng định những giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc. Các đề tài lịch sử, đặc biệt là đề tài chiến tranh cách mạng và đề tài hiện đại được đề cập khá toàn diện, thể hiện đa hình thức, hấp dẫn, hiện đại. Ở đó có thể thấy rõ nét sự tham gia của văn học nghệ thuật vào các hoạt động công nghiệp văn hóa. Ấy là bước đồng hành tuyệt vời với sự phát triển không ngừng của Thủ đô nghìn năm văn hiến.

3. Giới làm nghệ thuật hiểu hơn ai hết việc thực hành, lưu giữ và trao truyền những giá trị văn nghệ dân gian khi tham gia vào các hoạt động công nghiệp văn hóa. Những giá trị văn nghệ dân gian Hà Nội tích lũy 50 năm qua chính là vốn quý trên hành trình đồng hành cũng sự phát triển toàn diện của mảnh đất hào hoa này.

Hơn 50 năm điều khiển những con rối nước, bà bạn già của tôi khẳng định chắc nịch: các di sản văn hóa truyền thống của Hà Nội được ghi vào danh sách di sản văn hóa phi vật thể cấp quốc gia và di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại có thể phát huy tốt trong công nghiệp văn hóa, thể hiện ở việc trình diễn trên các sân khấu hoặc các trình diễn thực cảnh, trong chương trình cho các tour tham quan, các không gian sáng tạo của Thủ đô… Ông bạn cả đời quen chân trong đôi hài

ballet thì lại nhìn ra những thành tựu trong đời sống Hà Nội được kết lên từ phong trào múa quần chúng. Ấy là phong trào từ các trung tâm, nhà trường, cơ quan, đơn vị... Ngay cả các cuộc liên hoan, hội diễn nghệ thuật quần chúng cũng là bước đồng hành để kết nối người dân lại với nhau, cùng chung tay cho công cuộc xây dựng và phát triển Thủ đô. Đấy cũng chính là cách thực hành, lưu giữ và trao truyền những giá trị truyền thống cổ xưa cho hôm nay. Ở góc độ người làm nhạc, ông bạn tôi lại thấy âm nhạc truyền thống, giao hưởng, thính phòng ở Thủ đô có nhiều tìm tòi giao thoa, thể nghiệm. Từ pop-rock, giới trẻ nhanh chóng bắt nhịp với R&B, ballad, jazz, hiphop, rap, acoustic…; tiếp đến indie, meanstream, underground… Cách làm nhạc, nghe nhạc, quảng bá âm nhạc cũng phát triển mạnh trên nền tảng số… Lưu giữ, thực hành và trao truyền những gì đã nắm trong lòng bàn tay đó là cách tốt nhất để âm nhạc đường bệ làm chủ sân khấu biểu diễn.

Đúng là những xưa cũ truyền thống đã đồng hành cùng những mới mẻ sáng tạo hôm nay cho văn học nghệ thuật Thủ đô phù hợp với thời đại, mà vẫn hài hòa, cân đối, độc đáo, nhân văn. Bước đồng hành ấy sẽ còn tiếp tục trong chặng đường phía trước của

Hà Nội. Chắc chắn như vậy!

Bảo vệ, tránh để mai một, thất lạc di sản văn hóa

Bảo vệ, tránh để mai một, thất lạc di sản văn hóa

Học sinh làm cầu nối văn hóa giữa Hà Nội và bạn bè quốc tế

Học sinh làm cầu nối văn hóa giữa Hà Nội và bạn bè quốc tế

Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

CẢM NHẬN CỦA BẠN VỀ BÀI VIẾT NÀY

  • Rất hay
  • Thích
  • Giải trí
  • Cần cải thiện

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
“Thư viện mở” nuôi dưỡng tình yêu sách

“Thư viện mở” nuôi dưỡng tình yêu sách

20 Apr, 09:13 AM

Kinhtedothi - Để bồi đắp văn hóa đọc trong nhà trường, thu hút học sinh tìm đến sách và níu chân các em ở lại thư viện lâu hơn, các trường học Hà Nội đã sáng tạo nhiều mô hình thư viện mở, thư viện xanh, thư viện thân thiện…, tạo điều kiện thoải mái, thuận lợi nhất cho học sinh khi đọc sách.

Khai mạc Đường sách Hải Phòng 2025 - “Con đường dẫn đến thành công”

Khai mạc Đường sách Hải Phòng 2025 - “Con đường dẫn đến thành công”

20 Apr, 08:19 AM

Kinhtedothi - Tối 19/4, tại vườn hoa Kim Đồng, vườn hoa Tố Hữu (thuộc dải trung tâm thành phố), Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch Hải Phòng tổ chức lễ khai mạc Đường sách Hải Phòng 2025. Đây là hoạt động thiết thực nằm trong chuỗi sự kiện văn hóa - thể thao chào mừng Kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Hải Phòng (13/5/1955 - 13/5/2025) và Lễ hội Hoa Phượng Đỏ 2025.

Nghệ An: ấn tượng chương trình nghệ thuật "50 năm đại thắng - 54 dân tộc một nhà"

Nghệ An: ấn tượng chương trình nghệ thuật "50 năm đại thắng - 54 dân tộc một nhà"

20 Apr, 08:15 AM

Kinhtedothi - Tối 19/4, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Nghệ An phối hợp với UBND huyện Nghĩa Đàn tổ chức chương trình nghệ thuật chào mừng Ngày Văn hóa các dân tộc Việt Nam. Chương trình là dịp ôn lại những truyền thống vẻ vang, bản sắc, anh hùng của dân tộc, qua đó góp phần phát huy, phát triển trong thời đại kỷ nguyên vươn mình của dân tộc. 

Bài 3: Thách thức trong thời đại công nghệ số

Bài 3: Thách thức trong thời đại công nghệ số

20 Apr, 05:52 AM

Kinhtedothi - Trong bối cảnh khoa học công nghệ ngày càng phát triển, các thiết bị thông minh, trò chơi trực tuyến, mạng xã hội bùng nổ khiến cho thanh niên, trẻ em bị cuốn vào vòng xoáy “ảo” mà dần xao nhãng việc học, đọc sách giấy. Đây là thách thức không nhỏ trong việc vun đắp văn hóa học tập nói chung, văn hóa đọc sách nói riêng cho giới trẻ hiện nay.

Tin mới
VIDEO
Tin Tài Trợ