Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới
Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Tân Bộ trưởng Bộ Tài chính:

Bước vào kỷ nguyên vươn mình, cần bộ máy điều hành đổi mới

Kinhtedothi - Để đất nước bước vào kỷ nguyên mới - kỷ nguyên vươn mình, cần phải có một bộ máy điều hành được đổi mới với diện mạo và hiệu năng hơn bộ máy cũ.

Đây là chỉ đạo của tân Bộ trưởng Bộ Tài chính Nguyễn Văn Thắng tại Hội nghị tổng kết năm 2024 và triển khai nhiệm vụ công tác thuế năm 2025 diễn ra ngày 19/12. Ông Thắng nhấn mạnh, ngành tài chính nói chung và ngành thuế nói riêng phải quyết tâm đồng lòng, quyết liệt vào cuộc, xây dựng bộ máy thật sự tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả.

Tân Bộ trưởng Bộ Tài chính Nguyễn Văn Thắng phát biểu chỉ đạo Hội nghị.

Lần đầu tiên ngành thuế cán mốc số thu 1,7 triệu tỷ đồng

Thông tin từ Tổng cục Thuế, năm 2024, vượt qua nhiều khó khăn, thách thức, cơ quan thuế triển khai đồng bộ, hiệu quả các giải pháp quản lý thu, công tác thuế, đưa toàn ngành về đích với tổng số thu ước đạt 1.732.000 tỷ đồng (tính đến ngày 18/12/2024), đạt 116,5% dự toán. Trong đó, thu nội địa đạt 1.440.413 tỷ đồng; có 60/63 địa phương đã hoàn thành vượt mức dự toán thu năm 2024.

Lễ kích hoạt chính thức vận hành Cổng TTĐT dành cho hộ cá nhân kinh doanh

Đến nay, toàn ngành thuế vẫn đang nỗ lực triển khai thực hiện thu quyết liệt trong những ngày cuối năm 2024. Theo đó, ước thực hiện cả năm 2024, tổng thu do cơ quan thuế quản lý vượt khoảng 245.588 tỷ đồng so với dự toán, bằng 113,7% so với thực hiện năm 2023.

Có 19/20 khu vực, khoản thu, sắc thuế hoàn thành vượt mức dự toán. Có 16/20 khu vực, khoản thu, sắc thuế có mức tăng trưởng so cùng kỳ. Có 61/64 Cục Thuế hoàn thành và hoàn thành vượt mức dự toán thu ngân sách Nhà nước (NSNN) năm 2024.

 

Tại hội nghị, Tổng cục Thuế đã tổ chức nghi lễ kích hoạt chính thức vận hành Cổng TTĐT dành cho hộ cá nhân kinh doanh đăng ký, kê khai, nộp thuế từ TMĐT, kinh doanh trên nền tảng số. Với các hướng dẫn, thông tin chi tiết về chính sách thuế, giúp các hộ, cá nhân kinh doanh hiểu rõ quyền lợi và trách nhiệm của mình trong việc thực hiện nghĩa vụ thuế với NSNN.

Năm 2024, ngành thuế cũng đã triển khai hành trình số hoá toàn diện công tác quản lý thuế. Theo đó, cơ quan thuế đã ứng dụng trí tuệ nhân tạo (AI) nâng cao chất lượng công tác tuyên truyền, hỗ trợ người nộp thuế (NNT). Tháng 11/2024, Tổng cục Thuế đã áp dụng thí điểm ứng dụng Trợ lý ảo (Chatbot) hỗ trợ NNT tại Cục Thuế TP Hà Nội nhằm tăng cường công tác cải cách hành chính thuế, nâng cao chất lượng phục vụ NNT. Điều này đã khẳng định tầm quan trọng của chuyển đổi số là một trong những nhiệm vụ chính trị trọng tâm trong quản lý nhà nước nói chung và công tác quản lý thuế nói riêng. Chỉ sau một tháng cho ra mắt, ứng dụng Trợ lý ảo hỗ trợ NNT đã có gần 30.000 lượt hỏi/đáp trả lời NNT, từ đó góp phần nâng cao tính tự giác tuân thủ pháp luật của NNT.

Ngành thuế cũng chú trọng công tác quản lý kê khai, kế toán thuế, đẩy nhanh công tác giải quyết hoàn thuế giá trị gia tăng (GTGT); triển khai công tác thanh tra, kiểm tra, chống thất thu NSNN có trọng tâm, trọng điểm; quyết liệt triển khai đồng bộ nhiều giải pháp quản lý, thu hồi tiền nợ thuế hiệu quả.

Đặc biệt, cơ quan thuế thực hiện hiệu quả công tác quản lý thuế đối với hoạt động thương mại điện tử (TMĐT), kinh doanh trên nền tảng số và triển khai vận hành Cổng Thông tin điện tử (TTĐT) dành cho hộ, cá nhân có hoạt động kinh doanh TMĐT. Công tác quản lý thuế đối với hoạt động TMĐT, kinh doanh trên nền tảng số luôn được cơ quan thuế xác định là nhiệm vụ trọng tâm để chống thất thu, bảo đảm quyền đánh thuế của Việt Nam, cũng như thúc đẩy sự phát triển của kinh tế số.

Ngành thuế đã triển khai xây dựng và đưa vào vận hành chính thức Cổng TTĐT dành cho hộ, cá nhân có phát sinh hoạt động kinh doanh TMĐT nhằm tạo thêm một kênh thực hiện nghĩa vụ thuế thuận tiện hỗ trợ cho hộ, cá nhân kinh doanh thực hiện các thủ tục về thuế, đồng thời đáp ứng yêu cầu quản lý thuế hiện đại, minh bạch trong bối cảnh kinh doanh trên nền tảng số ngày càng mở rộng tại Việt Nam.

Sẵn sàng cho tổ chức bộ máy mới vận hành trơn tru sau khi tinh gọn

Phát biểu chỉ đạo tại hội nghị, Bộ trưởng Bộ Tài chính Nguyễn Văn Thắng ghi nhận và đánh giá cao sự cố gắng, nỗ lực của tập thể cán bộ công chức Tổng cục Thuế trong triển khai nhiệm vụ năm 2024 với nhiều kết quả đáng ghi nhận.

Bộ trưởng Thắng đề nghị trong thời gian tới, toàn ngành Thuế phải khẩn trương hoàn thiện chức năng, nhiệm vụ và chuẩn bị các điều kiện cần thiết sẵn sàng cho tổ chức bộ máy mới vận hành trơn tru sau khi tinh gọn với yêu cầu đảm bảo hiệu năng, hiệu lực, hiệu quả theo đúng tinh thần Ban Chỉ đạo Trung ương, hoàn thành tốt các nhiệm vụ chính trị của cơ quan thuế.

Theo Bộ trưởng, ngành Thuế bên cạnh việc triển khai quyết liệt, hiệu quả các nhiệm vụ, giải pháp chỉ đạo điều hành của Chính phủ và Bộ Tài chính, còn phải cố gắng phấn đấu hoàn thành nhiệm vụ thu NSNN năm 2025 với 63/63 địa phương đều hoàn thành vượt dự toán.

Chỉ đạo các nhiệm vụ cần triển khai trong năm 2025, Bộ trưởng Nguyễn Văn Thắng yêu cầu ngành Thuế thực hiện đồng bộ các chức năng quản lý thuế, tổ chức công tác thu hiệu quả, quản lý chặt chẽ các nguồn thu và nhận diện được nguồn thu mới, nguồn thu tiềm năng, phát hiện kịp thời những khu vực còn thất thu để có giải pháp quản lý, khai thác tăng thu, chống thất thu.

Nhận định thực trạng mua bán, gian lận hoá đơn trái phép đang là vấn đề nhức nhối, Tư lệnh ngành Tài chính cho rằng cần có biện pháp xử lý nghiêm minh với những trường hợp vi phạm để mang tính răn đe pháp luật. Theo đó, Bộ trưởng yêu cầu ngành Thuế trong thời gian tới tăng cường thanh tra, kiểm tra, phối hợp với các cơ quan chức năng để trao đổi thông tin quản lý và đặc biệt là phối hợp với các cơ quan công an trong hoạt động xác minh, điều tra, khởi tố các trường hợp vi phạm để xây dựng môi trường kinh doanh lành mạnh, công bằng cho NNT tuân thủ.

Cũng tại hội nghị, Bộ trưởng Thắng nhấn mạnh việc chuyển đổi số, xử lý dữ liệu tập trung đóng vai trò quan trọng, đặc biệt trong bối cảnh đối tượng quản lý của hệ thống thuế ngày càng tăng, bộ máy ngày càng tinh gọn. Do đó, trong năm 2025, ngành Thuế cần tiếp tục tập trung cao độ để đẩy nhanh thực hiện ứng dụng trí tuệ nhân tạo (AI), xử lý cơ sở dữ liệu lớn (Big Data). Trong mọi khâu, mọi bước của quy trình quản lý, đẩy nhanh thực hiện hoàn thuế TNCN tự động; tự động hoá công tác quản lý nợ; ứng dụng AI trong thanh - kiểm tra; phân tích dữ liệu TMĐT cũng như quản lý hoá đơn đáp ứng yêu cầu của phát triển kinh tế số, xã hội số, chính phủ số và hội nhập quốc tế.

Ứng Hoà: thu ngân sách đạt 182% dự toán giao

Ứng Hoà: thu ngân sách đạt 182% dự toán giao

Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

CẢM NHẬN CỦA BẠN VỀ BÀI VIẾT NÀY

  • Rất hay
  • Thích
  • Giải trí
  • Cần cải thiện

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Quản lý thị trường vàng: cần giải pháp căn cơ, lâu dài

Quản lý thị trường vàng: cần giải pháp căn cơ, lâu dài

18 May, 06:57 AM

Kinhtedothi- Dù giá vàng thế giới đang bước vào giai đoạn điều chỉnh mạnh, giá vàng trong nước vẫn neo cao kỷ lục, tạo ra mức chênh lệch chưa từng có – gần 18 triệu đồng/lượng. Tình trạng này không chỉ phản ánh sự lệch pha cung – cầu, mà còn dấy lên lo ngại về làn sóng đầu cơ, thao túng giá và dòng tiền “chảy” vào vàng, ảnh hưởng đến ổn định vĩ mô. 

Tin tức kinh tế 16/5: nhập khẩu hồ tiêu tăng mạnh

Tin tức kinh tế 16/5: nhập khẩu hồ tiêu tăng mạnh

16 May, 06:34 PM

Kinhtedothi – Giá vàng trong nước tăng mạnh; nhập khẩu hồ tiêu tăng mạnh, tiệm cận mức kỷ lục năm 2021; xuất khẩu dệt may sang Mỹ tăng mạnh trong tháng 4… là những tin tức kinh tế đáng chú ý ngày 16/5.

Bộ đôi thẻ tín dụng BIDV 68: những giá trị và trải nghiệm độc bản

Bộ đôi thẻ tín dụng BIDV 68: những giá trị và trải nghiệm độc bản

16 May, 06:19 PM

Kinhtedothi- Trong nhịp sống đô thị hiện đại, khách hàng không chỉ tìm kiếm một chiếc thẻ ngân hàng thanh toán đơn thuần, mà kỳ vọng vào những trải nghiệm độc đáo, từ tài chính thông minh đến phong cách sống tiện lợi. Thấu hiểu nhu cầu đó, BIDV đã ra mắt bộ đôi thẻ tín dụng BIDV 68 phiên bản giới hạn với thiết kế đặc biệt và hệ sinh thái ưu đãi từ văn hóa, ẩm thực đến di chuyển.

Tin mới
VIDEO
Tin Tài Trợ