Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới
Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Cà Mau: Chính quyền số lấy người dân làm trung tâm

Kinhtedothi - Từ “mục tiêu chuyển đổi số bắt đầu từ người dân”, ứng dụng trên điện thoại CaMau-G kết nối chính quyền với người dân đã thành công bước đầu.

Thông tin từ Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Cà Mau, sau gần 2 tháng đi vào vận hành, app điện thoại CaMau-G đã nhận được nhiều tương tác tích cực từ phía người dân. Đặc biệt là ứng dụng phản ánh hiện trường trên app CaMau-G. Theo đó, người dân vào mục “Phản ánh” trên ứng dụng, chọn lựa lĩnh vực, địa phương, thông tin cá nhân, vị trí, thêm ảnh hoặc video phản ánh. Ngay lập tức, cán bộ trực của từng địa phương nhận phản ánh sẽ báo cáo và xử lý nhanh chóng.

Người dân chỉ cần điền các thông tin phản ánh, chính quyền sẽ tiếp nhận và nhanh chóng xử lý 

Theo Sở Thông tin và Truyền thông, từ khi đi vào hoạt động chính thức, thông qua ứng dụng này đã có 158 ý kiến phản ánh trực tiếp của người dân về các lĩnh vực: Hạ tầng đô thị, an ninh trật tự, vệ sinh môi trường... gửi đến chính quyền 9 huyện/thành phố trong tỉnh được các địa phương xử lý dứt điểm nhanh chóng. Nhiều nhất là TP cà Mau với 60 ý kiến, ít nhất là huyện Phú Tân với 3 ý kiến phản ánh.

Ông Trần Thanh Minh (trú phường 8, TP Cà Mau) chia sẻ: “Ứng dụng CaMau-G cũng rất dễ sử dụng, chỉ cần người dân có điện thoại thông minh là được. Mong rằng thời gian tới chính quyền sẽ tạo ra nhiều kênh tương tác hơn nữa để người dân thuận tiện dễ dàng hơn trong việc kiến nghị, phản ánh”.

Cùng đồng tình với ông Minh, ông Ngô Minh Thảo (trú Lý Văn Lâm, TP Cà Mau) cho hay: “Cá nhân tôi nhận thấy ứng dụng CaMau-G thao tác dễ dàng, đỡ tốn thời gian, công sức đi nhiều nơi như trước. Các ý kiến đều được cơ quan chức năng tiếp nhận, xử lý nhanh, trước kia các ý kiến tương tự không biết đi đâu phản ánh”.

Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Cà Mau Trần Quốc Chính cho biết, theo quy định, ứng dụng CaMau-G không tiếp nhận ý kiến phản ánh liên quan đến giải quyết thủ tục hành chính và khiếu nại tố cáo.

“Người dân chưa nắm rõ nên còn gửi phản ánh về lĩnh vực này khá nhiều nên cơ quan điều phối phải xử lý trả lại. Thời gian tới, các cơ quan, đơn vị sẽ tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền để người dân hiểu, nắm rõ quy định” - ông Trần Quốc Chính thông tin thêm.

 

Ứng dụng CaMau-G tích hợp các nội dung: Hệ thống cơ sở dữ liệu ngành nông nghiệp; du lịch Mũi Cà Mau; hệ thống quản lý văn bản và điều hành của tỉnh. Kèm theo đó là dữ liệu quan trắc môi trường; thống kê tình hình kinh tế - xã hội; hệ thống thư viện điện tử; phần mềm quản lý cán bộ, công chức, viên chức; hệ thống tra cứu thông tin về quy hoạch sử dụng đất, giá đất…

Ngoài ra, còn các tính năng: Lịch làm việc cho lãnh đạo Tỉnh ủy, UBND tỉnh, các sở, ban, ngành, các huyện, thành phố trong tỉnh. Đặt lịch khám bệnh; tra cứu thủ tục hành chính; tra cứu tình hình giải quyết hồ sơ; tra cứu số điện thoại khẩn cấp...

Tags
Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

CẢM NHẬN CỦA BẠN VỀ BÀI VIẾT NÀY

  • Rất hay
  • Thích
  • Giải trí
  • Cần cải thiện

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Huyện Mỹ Đức: Hướng tới phổ cập kỹ năng số cho toàn dân

Huyện Mỹ Đức: Hướng tới phổ cập kỹ năng số cho toàn dân

22 May, 12:12 PM

Kinhtedothi-Phong trào “Bình dân học vụ số” đang mở ra cơ hội để mọi người dân, từ nông dân, công chức đến học sinh, đều có thể tiếp cận công nghệ, tri thức, góp phần đưa Mỹ Đức vươn xa trên hành trình chuyển đổi số bền vững.

Trách nhiệm người đứng đầu trong triển khai nhiệm vụ phát triển KHCN, chuyển đổi số của cơ quan, tổ chức

Trách nhiệm người đứng đầu trong triển khai nhiệm vụ phát triển KHCN, chuyển đổi số của cơ quan, tổ chức

21 May, 05:33 PM

Kinhtedothi - Phó Thủ tướng Thường trực Nguyễn Hòa Bình vừa ký Quyết định số 970/QĐ-TTg quy định trách nhiệm người đứng đầu các cơ quan nhà nước trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo triển khai thực hiện nhiệm vụ về phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số của cơ quan, tổ chức.

Cảnh báo làn sóng lừa đảo Deepfake

Cảnh báo làn sóng lừa đảo Deepfake

21 May, 04:46 PM

Kinhtedothi - Công nghệ trí tuệ nhân tạo (AI) đang bị lợi dụng để thực hiện các hành vi lừa đảo tinh vi trên không gian mạng. Đáng lo ngại, chính người dùng mạng xã hội đang trở thành "mồi ngon" cho tội phạm, khi vô tư chia sẻ hình ảnh và thông tin cá nhân.

Thái Nguyên: tích cực triển khai chương trình “Bình dân học AI”

Thái Nguyên: tích cực triển khai chương trình “Bình dân học AI”

21 May, 01:54 PM

Kinhtedothi - Trí tuệ nhân tạo (AI) đang ngày càng minh chứng vai trò quan trọng trong cuộc sống hiện đại. Không chỉ là công cụ hỗ trợ đắc lực cho lao động sản xuất, AI còn giúp mở ra cơ hội tiếp cận tri thức toàn cầu, tạo đột phá trong quá trình chuyển đổi số. Nhằm hướng tới hiện thực hóa mục tiêu đưa Thái Nguyên trở thành trung tâm chuyển đổi số của khu vực Trung du, miền núi phía Bắc, tỉnh đang tích cực triển khai chương trình “Bình dân học AI”.

Tin mới
VIDEO
Tin Tài Trợ