Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới
Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Cà Mau: Lúa trúng giá, được mùa trên vùng nuôi tôm sinh thái

Kinhtedothi - Tỉnh Cà Mau có diện tích nuôi tôm đứng đầu cả nước, nhất là nuôi tôm sinh thái lúa – tôm. Hiện nay, bước vào thời điểm thu hoạch vụ hè thu, nhà nông phấn khởi khi lúa trúng mùa lại được giá. Nhưng vui nhất, khi vụ tôm năm sau hứa hẹn mùa bội thu.

Mùa này trúng lúa

Được mệnh danh là xứ lúa – tôm của Cà Mau, huyện Thới Bình là có diện tích lúa - tôm đứng đầu 20.000 ha/38.000 ha toàn tỉnh. Trước đây, trên những diện tích làm mô hình lúa - tôm, người dân chủ yếu trồng mía. Thậm chí, đến năm 2010, vẫn còn nhiều diện mía đan xen tôm lúa. Nhưng đến nay, hầu như tôm – lúa mới là mô hình đang chiếm gần như 100% diện tích và đang làm giàu cho người dân nơi đây.

Hộ ông Nguyễn Văn Mừng ở ấp Tân Lộc, huyện Thới Bình Cà Mau trúng lúa trên đất nuôi tôm (ảnh Hoàng Nam).

Gia đình ông Lê Văn Mưa (ấp 5, xã Trí Lực, huyện Thới Bình) cho biết: “Vừa thu hoạch 5,5 ha lúa trồng trong vuông tôm. Năng suất lúa đạt gần 6 tấn/ha, với vụ lúa trồng trên nền đất nhiễm mặn đạt năng suất như vậy đã rất cao. Đặc biệt, gia đình ông trồng giống lúa ST25, được DN bao tiêu giá 9.800 đồng/kg nên vụ mùa này có lời gần 200 triệu đồng.”

Theo ông Mưa, trồng lúa và thu hoạch vào cuối tháng 10, đầu tháng 11 âm lịch rất thích hợp. Giá lúa lúc này rất cao, vượt quá mức kỳ vọng của người dân. Khi làm lúa đạt chuẩn hữu cơ, sản phẩm được bao tiêu cao hơn.

Còn ngay tại xã Lý Văn Lâm TP Cà Mau, mô hình lúa – tôm cũng đang vào thời điểm chính vụ thu hoạch lúa, năng suất ước đạt từ 5,5 – 6 tấn/ha. Với giá lúa giao động từ 8.000 – 8.500 đồng/kg hứa hẹn một mùa lúa.

Ông Mạc Ngọc Tuyền, Chủ tịch Hội Nông dân xã Lý Văn Lâm cho biết, giá lúa năm nay cao hơn khoảng 2.000 đồng/kg so với vụ mùa năm ngoái. Đặc biệt, đối với những hộ dân trong các hợp tác xã (HTX), lúa được bao tiêu với giá từ 8.700 - 9.000 đồng/kg, giúp bà con có lợi nhuận cao hơn khi bán cho thương lái.

“Hội Nông dân đang củng cố lại các HTX sản xuất lúa trên địa bàn, theo hướng HTX sẽ ký hợp đồng để bao tiêu sản phẩm, hỗ trợ đầu ra cho bà con để làm theo chuỗi sản xuất. HTX vừa thu hoạch và bao tiêu sản phẩm. Bên cạnh đó, các HTX cũng làm hồ sơ để công nhận sản phẩm sạch” - ông Tuyền cho biết thêm.

Bội thu tôm mùa sau

Toàn tỉnh Cà Mau hiện có khoảng 30.000 ha đất lúa – tôm. Tập trung nhiều tại huyện Thới Bình, U Minh và TP.Cà Mau. Hiện bà con đã tiến hành thu hoạch được khoảng 50% diện tích. Năm nay, lúa đạt năng suất, giá lúa ở mức cao nên người dân có niềm vui nhân đôi. Nhưng quan trọng nhất của của vùng tôm – lúa, là trúng lúa chắc chắn tôm sẽ nhanh lớn trúng mùa. Bởi theo quy luật sinh thái tự nhiên, khi những gốc rạ nhiều, kết hợp với đất được lúa cải tạo, trở thành men vi sinh và thức ăn tự nhiên sinh thái cho con tôm.

Những ngày cuối năm 2023, đến các xã Tân Lộc Trí Phải, Trí Lực, Biển Bạch… huyện Thới Bình, hay xã Lý Văn Lâm TP Cà Mau sẽ dễ thấy những cánh đồng lúa - tôm trải dài vàng rực chờ thu hoạch. Báo hiệu vụ mùa 2023 thành công.

Nhưng để có những thành công vụ lúa hôm nay, người dân vùng nuôi tôm sinh thái lúa tôm đã phải qua bao thăng trầm. Trước kia, các hộ dân nuôi tôm trồng lúa theo kiểu tự phát, nên khó kiểm soát nguồn giống lúa – tôm, dẫn đến hiệu quả không cao. Những năm 2017 ở Thới Bình, mô hình lúa - tôm dần được tổ chức vào các Tổ hợp tác, HTX. Điển hình, phải kể đến HTX Dịch vụ - Sản xuất lúa tôm Trí Lực (xã Trí Lực, huyện Thới Bình). Hợp tác xã hiện không chỉ trồng lúa ST24, ST25 theo tiêu chuẩn hữu cơ để cung ứng cho doanh nghiệp xuất khẩu đi nhiều nước, mà con tôm nuôi ra cũng đạt chứng nhận ASC để đến được bất cứ thị trường khó tính nào, kẻ cả Mỹ và EU.

Lúa ST24 của bà con nông dân HTX Trí Lực huyện Thới Bình Cà Mau đang thu hoạch rộ (ảnh Hoàng Nam)

Đến nay ngoài 50 ha lúa – tôm đạt chứng nhận hữu cơ, HTX còn có gần 800 ha đất sản xuất liên kết của hơn 400 hộ dân. Năng suất tôm sú của HTX đạt khoảng 350 kg, lúa đạt 4,7 tấn, tôm càng khoảng 350kg/ha/năm; cùng với các nguồn thu từ con cá, cua giúp nông dân tăng lợi nhuận gấp hơn 2 lần so với khi chưa làm quy trình trồng lúa hữu cơ, nuôi tôm sinh thái.

Hiện Dự án “Phát triển sản xuất lúa - tôm có trách nhiệm”  của HTX được Tập đoàn Minh Phú thực hiện thí điểm thành công. Dự án không chỉ giúp người dân tăng thu nhập trên cùng đơn vị diện tích mà còn hướng người dân tạo ra sản phẩm sạch, có trách nhiệm với sức khỏe người tiêu dùng, có trách nhiệm bảo vệ môi trường.

“Làm lúa hữu cơ thì phải theo quy trình. Ban đầu làm thì bà con cũng gặp những bỡ ngỡ nhưng sau đó bà con nắm và hiểu được vấn đề, canh tác lúa hữu cơ lợi nhuận cao hơn và có môi trường sạch. Làm lúa hữu cơ thì không lạm dụng các chất hóa học, đồng thời tạo ra sản phẩm sạch đưa ra thị trường, người dân yên tâm sử dụng. Năm nay trúng bể bồ mùa lúa, năm sau trúng đầy kho vụ tôm ” - ông Lê Văn Mưa, Giám đốc HTX Trí Lực vui  mừng nói.

Khép lại Festival tôm Cà Mau, mở đầu trang mới cho hàng Việt

Khép lại Festival tôm Cà Mau, mở đầu trang mới cho hàng Việt

Cà Mau: Dấu ấn chuyển đổi số trong phát triển kinh tế

Cà Mau: Dấu ấn chuyển đổi số trong phát triển kinh tế

Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

CẢM NHẬN CỦA BẠN VỀ BÀI VIẾT NÀY

  • Rất hay
  • Thích
  • Giải trí
  • Cần cải thiện

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Nan giải bài toán chợ "cóc": Cần cơ chế hút vốn cho chợ truyền thống

Nan giải bài toán chợ "cóc": Cần cơ chế hút vốn cho chợ truyền thống

14 Jul, 10:04 AM

Kinhtedothi- Thời gian qua, TP Hà Nội đang triển khai nhiều biện pháp nhằm từng bước xóa bỏ các chợ “cóc”, chợ tạm tồn tại trên địa bàn, góp phần đảm bảo trật tự đô thị và vệ sinh an toàn thực phẩm. Tuy nhiên, để xử lý triệt để và tránh tình trạng tái phát, bên cạnh sự vào cuộc của chính quyền cơ sở, cần có cơ chế phù hợp để thu hút nguồn lực đầu tư, cải tạo, nâng cấp hệ thống chợ truyền thống.

SeABank tổ chức “Ngày hội đổi rác lấy quà” - Lan tỏa lối sống xanh vì Hà Nội sạch đẹp

SeABank tổ chức “Ngày hội đổi rác lấy quà” - Lan tỏa lối sống xanh vì Hà Nội sạch đẹp

14 Jul, 08:48 AM

Kinhtedothi - Hướng đến mục tiêu xây dựng lối sống xanh và nâng cao ý thức phân loại rác trong cộng đồng, Ngân hàng TMCP Đông Nam Á (SeABank, HOSE: SSB) phối hợp cùng Công ty TNHH MTV Môi trường Đô thị Hà Nội (URENCO) triển khai chương trình thường kỳ “Ngày hội đổi rác lấy quà” tại trụ sở SeABank số 25 Trần Hưng Đạo, phường Hoàn Kiếm, Hà Nội.  Chương trình “Ngày hội đổi rác lấy quà” nằm chuỗi hoạt động vì môi trường “Let’s Go Green with SeABank” được Ngân hàng triển khai thường niên với rất nhiều hoạt động thiết thực như: trồng cây xanh, dọn dẹp vệ sinh môi trường, thu dọn bờ biển, tặng quà thân thiện môi trường, tái chế rác thải.

Hà Nội: bảo đảm an toàn các trọng điểm đê điều xung yếu

Hà Nội: bảo đảm an toàn các trọng điểm đê điều xung yếu

14 Jul, 08:38 AM

Kinhtedothi - Bước vào cao điểm mùa mưa bão, việc bảo đảm an toàn tuyệt đối các trọng điểm xung yếu đê điều là nhiệm vụ được TP Hà Nội đặt lên hàng đầu, đặc biệt là trước diễn biến ngày một bất thường, khó lường của các loại hình thiên tai.

Tỷ giá USD hôm nay 14/7: tăng ngay đầu phiên

Tỷ giá USD hôm nay 14/7: tăng ngay đầu phiên

14 Jul, 06:59 AM

Kinhtedothi - Tỷ giá USD hôm nay 14/7, thị trường tự do cơ bản đi ngang so với phiên trước đó. Các ngân hàng thương mại niêm yết ngang giá mua – bán đồng USD. Tỷ giá trung tâm đứng mức 25.128 đồng.

Tin mới
VIDEO
Tin Tài Trợ