Hội nghị Công bố quy hoạch và xúc tiến đầu tư tỉnh Cà Mau:
Góp phần huy động các nguồn lực đầu tư từ trong, ngoài nước vào Cà Mau
“Cà Mau hội tụ nhiều tiềm năng khác biệt, cơ hội nổi trội, lợi thế cạnh tranh để phát triển kinh tế - xã hội nhanh, bền vững, là điểm đến hấp dẫn đối với các nhà đầu tư trong nước và quốc tế,” – Thủ tướng Phạm Minh Chính phát biểu.

Tại Hội nghị, Thủ tướng Chính phủ chúc mừng, đánh giá cao tỉnh Cà Mau đã khẩn trương xây dựng, hoàn thành, trình Thủ tướng Chính phủ ban hành, công bố Quy hoạch tỉnh thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050.
Theo đó, đối với quy hoạch của tỉnh phải đi trước một bước, có tư duy đổi mới, có tầm nhìn chiến lược, dựa vào lợi thế cạnh tranh của tỉnh. Quy hoạch tỉnh phải gắn với quy hoạch vùng, quy hoạch vùng gắn với quy hoạch quốc gia. Làm xong quy hoạch thì phải triển khai thực hiện tốt, tăng cường kiểm tra giám sát, không phá vỡ quy hoạch, chia nhỏ, manh mún, tình hình thay đổi thì phải điều chỉnh cho hợp lý nhưng không được để ảnh hưởng đến quy hoạch chung.
Thủ tướng cho rằng, Cà Mau hội tụ nhiều tiềm năng khác biệt, có lợi thế cạnh tranh để phát triển kinh tế - xã hội, là điểm đến hấp dẫn đối với các nhà đầu tư trong nước và quốc tế, tạo động lực phát triển cho vùng Đồng bằng sông Cửu Long và cả nước.
Căn dặn quân và dân Cà Mau, Thủ tướng nói: "Tôi tin tưởng rằng Hội nghị sẽ góp phần khơi thông, huy động các nguồn lực đầu tư lớn từ trong và ngoài nước vào Cà Mau, đây là sự khởi nguồn thúc đẩy sự phát triển nhanh và bền vững của tỉnh Cà Mau trong thời gian tới. Hiện tại, Chính phủ và các Bộ, ngành đang rất nỗ lực tháo gỡ những điểm nghẽn và tạo ra những chuyển biến tích cực cho tỉnh Cà Mau. Nhưng để thúc đẩy sự phát triển của tỉnh nhà, đòi hỏi cán bộ, công chức, viên chức trong tỉnh phải có tư duy - hành động, làm việc hết sức, hết mình với tinh thần trách nhiệm cao, đáp ứng với sự kỳ vọng của Trung ương, niềm tin của doanh nghiệp và nhân dân."
Để sớm đưa Cà Mau sớm trở thành tỉnh khá của Đồng bằng sông Cửu Long, Thủ tướng lưu ý Cà Mau cần tiếp cận chủ trương nghiên cứu, đầu tư của các Tập đoàn, doanh nghiệp. Bên cạnh đó, khẩn trương triển khai quyết liệt, đồng bộ, hiệu quả Quy hoạch tỉnh, nhất là các ngành, lĩnh vực là tiềm năng, lợi thế của tỉnh; trong đó đặc biệt hai nội dung quan trọng là ưu tiên bố trí nguồn lực để tổ chức thực hiện đồng bộ, hiệu quả không gian phát triển theo mô hình “2 hành lang kinh tế và các trục liên kết phát triển - 3 vùng kinh tế và 5 cực tăng trưởng”; chú trọng công tác điều phối, quản lý thống nhất, bảo đảm tính liên kết, đồng bộ, thống nhất, hiệu quả và phát triển bền vững với tầm nhìn dài hạn, định hướng phát triển tổng thể, phát huy tối đa tiềm năng, lợi thế, tạo động lực phát triển kinh tế - xã hội.
Đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế, gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng, nâng cao năng suất và năng lực cạnh tranh, dựa trên nền tảng chuyển đổi số, khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo, phát triển kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn, thích ứng với biến đổi khí hậu...
Đối với cộng đồng doanh nghiệp, nhà đầu tư, Thủ tướng đề nghị, có chiến lược kinh doanh lâu dài, bền vững, thực hiện đúng cam kết đầu tư, thỏa thuận hợp tác, tuân thủ luật pháp; theo quy hoạch của tỉnh; đồng hành với chính quyền các cấp; thẳng thắn góp ý, kiến nghị có trách nhiệm, xây dựng với chính quyền...
Cũng nhân dịp này, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính gửi tới Đảng bộ, chính quyền và nhân dân tỉnh Cà Mau lời thăm hỏi ân cần và lời chúc mừng tốt đẹp nhất. Thủ tướng khẳng định, quy hoạch tỉnh Cà Mau thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 được lập phù hợp với chủ trương, đường lối, Nghị quyết của Đảng, Quốc hội, Chính phủ, phù hợp với mục tiêu, định hướng chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của cả nước, chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh và bền vững; Phù hợp với Quy hoạch tổng thể quốc gia, quy hoạch, kế hoạch ngành quốc gia, quy hoạch, kế hoạch vùng Đồng bằng sông Cửu Long và các quy hoạch, kế hoạch liên quan. Đồng thời bảo đảm sự tuân thủ, tính liên tục, kế thừa, ổn định và phát triển.
ngoài nước vào Cà Mau

Cà Mau: Dấu ấn chuyển đổi số trong phát triển kinh tế
Kinhtedothi – Chuyển đổi số ngoài thúc đẩy phát triển xã hội số, công dân số còn góp phần quan trọng phát triển nền kinh tế số ở địa phương. Trong đó, tăng trưởng các nền tảng số tăng trưởng đã đẩy mạnh quảng bá doanh nghiệp và sản phẩm địa phương, đặc biệt là sản phẩm OCCOP.

Thủy sản: Mũi nhọn đưa kinh tế biển Cà Mau phát triển
Kinhtedothi – Với lợi thế địa lý thiên nhiên ưu đãi, bờ biển trải dài 254km với ba mặt giáp biển Đông, nên nhiều năm qua Cà Mau đã phát triển mạnh kinh tế thủy sản. Hướng đến những năm tới, tỉnh đang phấn đấu trở thành địa phương tăng trưởng khá từ phát huy "địa lợi" này.

Về Cà Mau ngọt ngào tôm cá
Kinhtedothi – Thiên nhiên ưu đãi tồn tại 3 hệ sinh thái mặn – ngọt –lợ, vùng đất Cà Mau có nguồn tài nguyên, sản vật tự nhiên phong phú, nên từ lâu văn hóa ẩm thực nơi đây từ lâu đã mang đậm nét Nam bộ mộc mạc dân dã, đa dạng, gắn liền với con cá con tôm.