80 năm cách mạng tháng 8 và Quốc Khánh
Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Cà Mau với cơ hội du lịch tăng trưởng mạnh

Kinhtedothi – Tính từ đầu năm đến nay, lượng khách du lịch đến Cà Mau đạt 5,12 triệu lượt, tổng thu ước đạt 4.890 tỷ đồng. Với kế hoạch, hành động cụ thể, dự kiến hết năm 2025, ngành du lịch tỉnh Cà Mau sẽ vượt mức tăng trưởng đã dự tính.

Tăng trưởng nhờ màu sắc riêng

Theo Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch (VHTT&DL) tỉnh Cà Mau, trong nửa đầu năm 2025, tổng lượng khách du lịch đến Cà Mau ước đạt 5,12 triệu lượt, tăng 18% so với cùng kỳ năm 2024 (4.339.354 lượt), đạt 61% so kế hoạch năm 2025 (8.400.000 lượt). Tổng thu du lịch ước đạt 4.890 tỷ đồng, tăng 16,3% so với cùng kỳ năm 2024 (4.204,3 tỷ đồng), đạt 57% so với kế hoạch năm 2025 (8.585 tỷ đồng).

Cột cờ Hà Nội tại Mũi Cà Mau đang là điểm check in thu hút rất nhiều du khách.
Ảnh Hoàng Nam

Trong 6 tháng qua, tăng trưởng du lịch của Cà Mau đạt được do tỉnh đã quan tâm đầu tư đúng trọng điểm. Đáng nói, nhiều sản phẩm du lịch đặc thù tiếp tục được quan tâm đầu tư, nâng cấp như: du lịch cộng đồng kết hợp khai thác hệ sinh thái rừng ngập mặn Cà Mau; tuyến du lịch về nguồn gắn với tham quan các công trình văn hóa tiêu biểu, trong đó có nhà Công tử Bạc Liêu.

Bên cạnh đó, các khu, điểm du lịch trọng điểm như khu du lịch quốc gia Mũi Cà Mau, Vườn quốc gia U Minh Hạ, khu du lịch Khai Long cùng nhiều điểm du lịch sinh thái và cộng đồng khác vẫn tiếp tục thu hút đông đảo du khách. Ngoài ra, một số mô hình du lịch sinh thái mới như khu sinh thái ẩm thực Cánh đồng Cậu Ba, cà phê trang trại cừu, vườn dưa lưới Yến Nhi, vườn sinh thái Kim Cương,… bước đầu đã tạo được sức hút đối với du khách, góp phần tạo điểm nhấn riêng biệt cho du lịch địa phương.

Du khách tham quan Điện gió Hòa Bình, phường Hiệp Thành, tỉnh Cà Mau.
Ảnh: Hoàng Nam

“Đến Cà Mau du lịch không chỉ đơn giản là tìm về một không gian yên bình, môi trường sinh thái trong lành, mà còn tìm về đến những địa chỉ đỏ để giáo dục con cháu thế hệ sau về truyền thống lịch sử đất nước như: Hòn Đá Bạc, Mũi Cà Mau…” – ông Nguyễn Minh Quân, 41 tuổi, ở phường Bình Quới, TP Hồ Chí Minh nói.

Hợp nhất là cơ hội phát triển

Trao đổi với phóng viên Báo Kinh tế & Đô thị, Phó Giám đốc Sở VHTT&DL tỉnh Cà Mau Lý Vỹ Triều Dương cho biết, sau hợp nhất, hoạt động du lịch của tỉnh Cà Mau tiếp tục duy trì phát triển ổn định gắn với mục tiêu phát triển bền vững, bảo tồn tài nguyên và phát huy tiềm năng, thế mạnh về du lịch sinh thái, văn hóa - lịch sử, tín ngưỡng và ẩm thực đặc trưng của vùng đồng bằng sông Cửu Long.

Theo đó, ngành du lịch của tỉnh Cà Mau sẽ tiếp tục đẩy mạnh công tác xúc tiến, quảng bá, với nhiều sự kiện và lễ hội văn hóa, du lịch truyền thống được tổ chức đúng kế hoạch, gắn kết hiệu quả với việc giới thiệu sản phẩm OCOP và quảng bá văn hóa ẩm thực đặc trưng của tỉnh, từ đó làm phong phú thêm các sản phẩm du lịch và nâng cao hình ảnh điểm đến…

Rừng đước Mũi Cà Mau. Ảnh Hoàng Nam

Theo chỉ đạo của UBND tỉnh Cà Mau, Sở VHTT&DL tỉnh sẽ phối hợp các ngành, địa phương xây dựng kế hoạch hành động cụ thể, chỉ đạo các điểm du lịch, cơ sở lưu trú niêm yết giá công khai, đảm bảo chất lượng dịch vụ; thành lập các đoàn kiểm tra liên ngành về an toàn, an ninh, vệ sinh môi trường tại các điểm du lịch...

Tuyến đi bộ trong rừng ngập mặn ở Điện gió Hòa Bình, phường Hiệp Thành, tỉnh Cà Mau. Ảnh Hoàng Nam

Việc quảng bá hình ảnh, kích cầu du lịch nội địa, khuyến khích các DN, cộng đồng dân cư tham gia phục vụ du lịch cũng được đẩy mạnh. Các DN, cơ sở kinh doanh du lịch, dịch vụ du lịch đã tích cực hưởng ứng các chương trình ưu đãi, liên kết phát triển tour tuyến, đa dạng hóa sản phẩm; thường xuyên duy trì chương trình ưu đãi giá dành cho khách đoàn, gia đình, học sinh, sinh viên… Nhiều sự kiện, hội chợ, hội thảo quảng bá, kết nối du lịch được tổ chức, thu hút đông đảo DN, du khách tham gia; đẩy mạnh truyền thông quảng bá hình ảnh du lịch qua báo chí, mạng xã hội, sàn du lịch trực tuyến, fanpage, website du lịch tỉnh; tổ chức các đoàn khảo sát cho hãng lữ hành, báo chí để giới thiệu sản phẩm mới.

Du khách thích thú tham dự ăn ong mật rừng U Minh hạ. Ảnh: Hoàng Nam

Theo ông Lý Vỹ Triều Dương, trong những tháng cuối năm 2025, ngành du lịch tỉnh sẽ tăng cường công tác quản lý Nhà nước về du lịch, đẩy mạnh kiểm tra, giám sát hoạt động kinh doanh dịch vụ nhằm đảm bảo môi trường du lịch xanh, sạch, đẹp. Đồng thời, đẩy mạnh xúc tiến, quảng bá du lịch trên nền tảng số và mở rộng liên kết với các DN lữ hành uy tín. Việc đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực cũng được chú trọng, đặc biệt là kỹ năng ngoại ngữ và giao tiếp ứng xử văn minh trong môi trường du lịch. Ngành sẽ tiếp tục đầu tư nâng cấp hạ tầng giao thông, bãi đỗ xe, điểm dừng chân và hệ thống dịch vụ phụ trợ tại các khu, điểm du lịch.

Lễ hội Nghinh Ông ở Sông Đốc, tỉnh Cà Mau. Ảnh: Hoàng Nam

“Trong những tháng cuối năm 2025, du lịch của tỉnh Cà Mau sẽ đẩy mạnh xúc tiến, quảng bá du lịch trên nền tảng số và mở rộng liên kết với các DN lữ hành uy tín. Cùng với đó là định hướng phát triển các sản phẩm du lịch mới mang đậm bản sắc văn hóa địa phương, kết hợp tăng cường kết nối tour, tuyến với các tỉnh lân cận nhằm thu hút du khách và nâng cao chất lượng dịch vụ du lịch. Trước mắt, lễ 2/9 sẽ còn là một sự kiện du lịch thu hút đông đảo du khách đến với Mũi Cà Mau và cũng là thời cơ để du lịch của tỉnh kết nối với mọi miền của Tổ Quốc” – ông Lý Vỹ Triều Dương nhấn mạnh.

Cơ hội để xã Đất Mũi (Cà Mau) vươn mình phát triển

Cơ hội để xã Đất Mũi (Cà Mau) vươn mình phát triển

Tags
Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

CẢM NHẬN CỦA BẠN VỀ BÀI VIẾT NÀY

  • Rất hay
  • Thích
  • Giải trí
  • Cần cải thiện

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Thị trường carbon: chìa khóa mở đường cho mục tiêu Net Zero 2050

Thị trường carbon: chìa khóa mở đường cho mục tiêu Net Zero 2050

18 Jul, 04:43 PM

Kinhtedothi - Cam kết đạt phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050 đặt Việt Nam trước nhiều mục tiêu kép: giảm phát thải khí nhà kính và duy trì tăng trưởng kinh tế. Diễn đàn “Net Zero Việt Nam 2025: Thị trường carbon trong kỷ nguyên mới” do Viện Tư vấn phát triển (CODE) và Tạp chí TheLeader tổ chức ngày 18/7 không chỉ tái khẳng định quyết tâm của Việt Nam mà còn mở ra hướng đi cụ thể thông qua thị trường carbon.

Ứng phó khẩn cấp với bão Wipha

Ứng phó khẩn cấp với bão Wipha

18 Jul, 04:02 PM

Kinhtedothi - Dự kiến ngày 19/7, bão Wipha sẽ đi vào Biển Đông. Hoàn lưu bão sẽ gây mưa lớn diện rộng kéo dài ở khu vực Bắc Bộ. Bộ Nông nghiệp và Môi trường đang rốt ráo chỉ đạo công tác ứng phó.

Tin mới
VIDEO
Tin Tài Trợ